Cắt môi bị hỏng là gì?
Cắt môi bị hỏng là phương pháp “giải cứu” các tình trạng môi bị hư hỏng sau các phẫu thuật thất bại như: môi lệch, môi nhiễm trùng, sửa dáng không chuẩn, môi bị biến dạng, hở hàm ếch, môi bị lệch khi cười,…Tùy vào tình trạng môi hỏng mà bác sĩ sẽ có kỹ thuật cắt môi, chỉnh sửa và tạo hình phù hợp, khắc phục toàn diện khuyết điểm. Từ đó giúp khách hàng lấy lại bờ môi chuẩn dáng, cân đối, đúng tỷ lệ chuẩn, và đảm bảo duy trì hiệu quả lâu dài.
Môi bị hỏng sau khi cắt thẩm mỹ
Kỹ thuật cắt môi hiện nay được thực hiện tốt nhất bởi các bác sĩ tại bệnh viện thẩm mỹ hoặc thẩm mỹ viện uy tín, chất lượng cao. Tuy nhiên, chi phí lại khá cao, vì vậy nhiều người tìm đến các địa chỉ giá rẻ, kém chất lượng để thực hiện.
Tuy nhiên, việc này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, trong đó cắt môi bị hỏng, lệch, co kéo hở lợi hay biến môi trái tim thành trái ấu,… Nhiều trường hợp nặng có thể gặp như nhiễm trùng, xuất huyết liên tục, hoại tử hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Tình trạng nhiễm trùng sau khi cắt cũng có thể khiến môi bị lệch, hỏng
Các biến chứng cắt môi bị hỏng thường gặp
Như đã đề cập, biểu hiện của việc cắt môi bị hỏng chính là môi bị lệch, co, kéo hở lợi và biến thành môi trái ấu, cùng tìm hiểu chi tiết về các biến chứng này!
Biến chứng cắt môi hỏng là môi bị lệch
Thông thường, mục đích cắt môi thẩm mỹ thành các dáng môi như môi trái tim, môi cánh én đó là có được đường cong và sự đối xứng hai bên môi qua nhân trung. Tuy nhiên, đối với trường hợp môi lệch sau khi cắt thường là do người thực hiện đã không căn chỉnh đúng tỷ lệ hoặc cắt không đều hai bên môi, dẫn đến thiếu thẩm mỹ và mất cân bằng trên tổng thể gương mặt.
Đó cũng là vấn đề của nhiều người từng lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, giá rẻ với đội ngũ thực hiện không có chuyên môn cũng như môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Môi bị lệch sau khi cắt do tay nghề của bác sĩ quá yếu kém
Cắt môi trái tim bị hở răng
Đây là biểu hiện của hiện tượng co, kéo cơ môi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu gặp phải tình trạng này, có thể bạn sẽ không ngậm được miệng do phần môi trên trở nên quá mỏng và không thể khớp được với môi dưới.
Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng nguyên nhân chính là do các bác sĩ đã cắt bỏ quá nhiều mô cơ hay bẩm sinh môi của khách hàng đã mỏng nhưng vẫn tiến hành phẫu thuật. Một nguyên nhân khác lý giải cho tình trạng cắt môi trái tim bị hở răng đó là chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng cách, dẫn đến nhiễm trùng, sưng, viêm và co rút cơ sau khi hồi phục.
Cắt môi trái tim bị hở răng khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thất vọng và tự ti
Môi trái ấu
Đây là biểu hiện của việc cắt môi trái tim “quá lố”, nghĩa là người thực hiện đã không có đủ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ để xác định vị trí cắt cũng như khâu định hình môi. Từ đó, khiến cho đôi môi cũng có hai bên cong lên, nhân trung dài hơn nhưng lại không thể tạo thành dáng môi trái tim do quá mỏng.
Ngoài những biến chứng này, việc cắt môi bị hỏng còn có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy, mưng mủ hoặc thậm chí là hoại tử ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và cả tính mạng.
Môi trái ấu là hậu quả của việc cắt môi trái tim bị hỏng
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh để tìm cách xử lý phù hợp nhất. Nếu thấy tình trạng sưng đau kéo dài, đi kèm với sốt hoặc môi chuyển sang thâm đen thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Sau khi môi đã hoàn toàn bình phục, không còn vết thương hở nào thì bắt đầu tìm kiếm địa chỉ tái định hình môi để khắc phục. Sau đây là một số thông tin chi tiết của kỹ thuật tái định hình môi sau khi cắt hỏng mà bạn có thể quan tâm.
Quy trình tái định hình môi phẫu thuật bị hỏng
Quy trình tái định hình môi bị hỏng sau khi cắt được trải qua 5 bước cơ bản nhất, bao gồm:
Thăm khám, kiểm tra tình trạng môi là bước đầu tiên quan trọng
- Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình hình cắt môi bị hỏng của bệnh nhân. Bước này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng xác định mức độ phức tạp hay đơn giản của ca tái định hình môi. Từ đó đưa ra phương án phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.
- Bước 2: Đánh dấu điểm môi cần chỉnh sửa. Đây là bước vô cùng quan trọng, bởi nếu không định hình hoặc căn chỉnh tỷ lệ không phù hợp vì việc càng sửa càng lỗi là điều không thể tránh khỏi.
- Bước 3: Gây tê trước khi tiến hành tái định hình môi, bước này giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không bị đau hay khó chịu.
- Bước 4: Phẫu thuật định hình môi tùy vào tình trạng lỗi.
- Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu và căn dặn quy trình chăm sóc môi sau khi phẫu thuật.
Căn dặn các quy tắc trong chăm sóc môi hậu phẫu cũng rất quan trọng
Những lưu ý quan trọng sau khi cắt môi bị hỏng
Sau khi cắt môi bị hỏng, bạn không nên quá lo lắng, vì việc tạo áp lực cho bản thân chỉ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy hết sức bình tĩnh và tìm cách xử lý sao cho phù hợp nhất.
Đừng quá lo lắng mà hãy thật bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề mà môi đang gặp phải
Khi cắt môi bị hỏng, bạn cần để môi hoàn toàn hồi phục và cần chờ khoảng ít nhất 1 đến 2 tháng hoặc tốt nhất là 3 đến 5 tháng để cấu trúc môi ổn định. Sau đó mới tiến hành phẫu thuật sửa môi bị hỏng.
Bên cạnh đó, đừng bỏ qua các quy tắc chăm sóc hậu phẫu như vệ sinh vết thương định kỳ 2 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý, kiêng các loại thực phẩm cứng hay có thành phần gây mưng mủ, dị ứng như thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản, rau muống.
Đồng thời, đừng quên bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể để tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây đa sắc như ớt chuông, táo, thơm,…
Bổ sung rau xanh cũng như nước ép hoa quả trong khẩu phần ăn hằng ngày để vết thương mau chóng hồi phục
Cắt môi bị hỏng là biến chứng khá nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe cũng như tác động đến tâm lý của bệnh nhân. Bên cạnh đó chi phí thực hiện cũng không phải là một con số nhỏ. Vì vậy, trước khi thực hiện cắt môi thẩm mỹ, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh tiền mất tật mang. Liên hệ ngay cho Thẩm mỹ viện Adona qua hotline 1900 886 678 để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất!