Giải đáp cắt môi xong có bị đầy lại không?
Sở hữu một đôi môi căng mọng là điều mà các chị em luôn mong ước. Một đôi môi quyến rũ là một trong những quy chuẩn của cái đẹp hiện nay. Rất ít người khi sinh ra đã sở hữu cho mình một dáng môi đẹp, thu hút. Chính vì điều đó, họ đã lựa chọn giải pháp cắt môi để “cải tạo” lại đôi môi khuyết điểm của mình.
Vậy sự thật cắt môi xong có bị đầy lại không? Câu trả lời là KHÔNG với điều kiện bạn biết cách chăm sóc cho môi sau khi phẫu thuật.
Kỹ thuật cắt môi sẽ không bị đầy lại nếu bạn biết cách chăm sóc
Hậu phẫu thuật, bạn cần kiêng cữ những thực phẩm có khả năng sản sinh quá mức collagen gây ra tình trạng sẹo lồi. Vết sẹo này sẽ làm lấp đầy vùng da đã được cắt. Chính vì thế, cần kiêng khem các thực phẩm dễ làm hình thành sẹo như rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, các món ăn từ gạo nếp,…
Ăn thịt bò sẽ hình thành sẹo lồi sau khi phẫu thuật môi
Bạn nên kiêng những món ăn này cho đến khi vết thương hoàn thành bình phục, để có thể kéo dài được thời hạn cho dáng môi được lâu nhất. Nếu như bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt thì có thể giữ được dáng môi vĩnh viễn.
Những nguyên nhân khiến môi bị đầy lại sau phẫu thuật
Cắt môi là một kỹ thuật sẽ xâm lấn đến môi, có sự can thiệp đến cấu trúc của các tế bào môi để có thể đạt hiệu quả lâu bền nhất. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều trường hợp môi bị đầy lại chỉ một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật, vậy sự thật đằng sau là gì?
Xảy ra biến chứng
Có rất nhiều trường hợp xảy ra biến chứng sau quá trình cắt môi, nhất là khi thực hiện phẫu thuật ở những cơ sở thẩm mỹ “chui” chưa có giấy phép kinh doanh, thiếu chuyên môn,…
Các trường hợp biến chứng khi phẫu thuật môi sẽ bị đầy lại
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này thông thường đến từ việc xâm lấn quá mức đến các mô liên kết hoặc phẫu thuật trong điều kiện môi trường chưa được tiệt trùng.
Trong quá trình này, môi sẽ dễ bị viêm nhiễm, sưng mủ, điều này rất dễ ảnh hưởng đến form dáng của môi, làm đầy môi nhanh chóng sau khi phẫu thuật.
Trường hợp nặng hơn, với những bạn có cơ địa dữ rất dễ để lại các vết sẹo lồi dài làm môi bị cong, sưng, mất cân đối.
Kỹ thuật của bác sĩ
Kỹ thuật của bác sĩ thiếu chuyên môn là nguyên nhân khiến môi bị đầy lại sau một thời gian ngắn phẫu thuật. Nếu các mối khâu lỏng lẻo, sẽ rất dễ bị bung, làm cho môi bị lệch, mất cân đối.
Bác sĩ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm mang đến kết quả môi xinh bền bỉ
Như vậy, để có thể tránh được tình trạng đầy lại sau khi cắt môi thì bước đầu tiên mà bạn cần làm tìm cho mình một cơ sở thẩm mỹ uy tín để có thể tự tin trao nhan sắc của mình cho họ. Đồng thời bạn cũng nên chủ động trong việc tìm hiểu thông tin của người bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bạn từ những “người đi trước” hoặc từ các phương tiện truyền thông.
Thời gian để môi được lành là bao lâu?
Bên cạnh câu hỏi cắt môi xong có đầy lại không thì thời gian để môi có thể lành lại cũng được chị em quan tâm rất nhiều. Theo khảo sát từ các chuyên gia thẩm mỹ thì sau 7 ngày môi bạn sẽ không còn các hiện tượng sưng tấy, đau nhẹ; sau khoảng từ 1 – 3 tháng thì dáng môi sẽ được hoàn thiện và các vết thương lành lặn hoàn toàn.
Tuân thủ các chế độ kiêng khem trong giai đoạn môi cần phục hồi
Trong thời gian đó, để môi không bị đầy lại thì việc tuân thủ các chế độ kiêng khem và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể là rất quan trọng. Chi tiết cách chăm sóc môi như thế nào đúng phương pháp, các bạn có thể tham khảo nội dung ở phần tiếp theo.
Nên chăm sóc môi hậu phẫu như thế nào để không bị đầy môi lại?
Khi đã giải đáp được câu hỏi cắt môi xong có bị đầy lại không thì bạn cần trang bị cho mình những cách chăm sóc môi sau phẫu thuật để vết thương nhanh chóng hồi phục, tránh để lại các vết sẹo lồi dài làm lấp đi những nơi đã qua “dao kéo”, mất đi dáng môi.
Chế độ sinh hoạt
Giai đoạn từ 2 – 5 ngày đầu là thời điểm cực kỳ quan trọng để giúp môi tránh được tình trạng đầy lại nhanh. Bạn có thể sử dụng đá để đắp lên những vùng bị sưng, đau sao cho không để nước đá rơi vào vùng vết thương.
Uống thuốc đúng giờ, đúng loại theo sự hướng dẫn của các bác sĩ
Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng sưng, đau nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu hết thuốc mà môi bạn vẫn chưa hết sưng, bạn có thể liên hệ lại cho bác sĩ để được tư vấn và có hướng khắc phục kịp thời nhất.
Bên cạnh đó, vệ sinh môi trong giai đoạn đầu để giúp vết thương khô lại nhanh hơn, tránh nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng khăn bông mềm sau đó thấm vào nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương.
Đặc biệt, tuyệt đối không dùng son hoặc các loại mỹ phẩm khác lên môi cho đến khi vết thương được hồi phục hoàn toàn.
Những khi ra ngoài, bạn có thể che chắn môi với khẩu trang để tránh các tác động của tia UV làm cho môi bị thâm, không đều màu.
Đeo khẩu trang để tránh tia UV và khói bụi cho môi
Trong thời gian vết thương chưa được lành, cần tránh việc nói to, cười nhiều, cũng như các tác động vật lý khác lên môi cũng rất dễ khiến môi lệch dáng, gây mất thẩm mỹ.
Chế độ ăn uống
Như thế nào là một chế độ ăn uống phù hợp cho người mới cắt môi? Khi mới cắt môi về bạn có thể ăn cháo, súp vừa dễ tiêu hóa, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và còn tránh những tác động tiêu cực lên vết thương.
Ăn cháo là một giải pháp an toàn cho môi sau khi phẫu thuật
Khi mới phẫu thuật xong, cơ thể mất nước trầm trọng, do đó cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, giúp quá trình trao đổi và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra dễ dàng hơn.
Để tránh môi cắt xong bị đầy lại, việc kiêng cữ là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh nhóm thực phẩm gây sẹo mà mình đã nhắc ở trên, bạn cần tránh những thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia,… vì nó rất dễ làm xuất huyết ở vết thương, làm chậm quá trình hồi phục.
Kiêng khem rượu trong giai đoạn môi chưa được lành lặn hẳn
Có thể thấy, để tránh môi bị đầy lại sau thời gian cắt môi thì cách chăm sóc từ việc ăn uống, đến chế độ sinh hoạt như thế nào là rất quan trọng. Tuy nhiên, trả lại quá trình kiêng cữ đó vất vả đó, là kết quả bờ môi đẹp, duy trì được dáng môi lâu bền.
Những thắc mắc liên quan đến chủ đề cắt môi
Với những đang mò mẫm tìm hiểu kỹ thuật cắt môi, nhằm cứu rỗi bờ môi khuyết điểm của mình thường gặp rất nhiều băn khoăn. Dưới đây là những thắc mắc mà Adona nhận được sự nhiều nhất về chủ đề cắt môi:
Cắt môi có để lại sẹo hay không?
Cắt môi là một giải pháp được nhiều chị em lựa chọn vì có thể giúp khắc phục được khuyết điểm của mình chỉ với những tiểu phẫu đơn giản.
Sau khi tiến hành phân tích những ưu nhược điểm của môi, các vấn đề mà môi đang gặp phải. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo, vẽ và bóc tách lớp niêm mạc ở môi để có thể lấy lại trạng thái cân bằng cho môi, tạo ra đường cong quyến rũ, tạo cho bờ môi được căng mọng hơn.
Do đó, cắt môi vẫn có để lại sẹo. Tuy nhiên, với kỹ thuật này có tỷ lệ xâm lấn nhỏ chỉ với 2%, nếu phẫu thuật ở những cơ sở uy tín thì khả năng liền sẹo chỉ trong một thời gian ngắn.
Hơn hết, kỹ thuật tạo môi trái tim cũng giống như việc bạn nhỡ cắn nhầm vào môi, lúc này cơ thể sẽ bật cơ chế “tự chữa lành”, bạn sẽ lấy lại đôi môi xinh xắn nhanh chóng.
Cắt môi không để lại sẹo trong điều kiện phẫu thuật ở nơi uy tín và chế độ chăm sóc tốt
Cắt môi có hở răng không?
Cắt môi bị hở răng nếu gặp phải những trường hợp sau:
- Những người có môi quá mỏng, quá dày, môi không được cân đối, rõ nét, được chỉ định không thể tạo môi trái tim. Những trường hợp này, nếu cắt môi trái tim dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như lệch môi, môi trên mỏng gây ra hở răng,…
- Thực hiện cắt môi sai kỹ thuật khiến môi bị biến dạng, hở răng.
- Môi trường phẫu thuật không được vô trùng, dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến kết quả cắt môi, có thể dẫn đến tình trạng hở răng.
Cần tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để cắt môi không bị hở răng
Từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy việc lựa chọn một địa chỉ thẩm mỹ, chất lượng giúp hạn chế khả năng bị hở răng. Bởi vì, nếu gặp một bác sĩ có chuyên môi, sẽ đưa ra giải pháp phẫu thuật phù hợp với đôi môi của bạn. Bên cạnh đó, những cơ sở thẩm mỹ lớn sẽ được đảm bảo về môi trường phẫu thuật cũng như chế độ hậu mãi.
Cắt môi có đau không?
Cắt môi có bị sưng, đau hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến là tay nghề của bác sĩ, một yếu tố quyết định lớn đến tình trạng của vết thương, kết quả phẫu thuật.
Bên cạnh đó, một số khách hàng có dáng môi khó xử lý, cần can thiệp quá sâu đến các mô tế bào. Điều này, có thể sẽ khiến khách hàng cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật.
Trường hợp môi khó xử lý cần can thiệp sâu có thể sẽ hơi đau trong quá trình phẫu thuật
Tuy nhiên, để có thể tiến hành tác động dao kéo lên môi, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm lên môi thuốc tê để có thể tránh được cảm giác đau trong suốt quá trình phẫu thuật.