Sửa lại mũi lộ sóng bóng đỏ

Ngày đăng: 17/11/2021 02:37 PM

    1. Nguyên nhân gây tình trạng mũi lộ sóng – bóng đỏ

     

    Nguyên nhân chính của tình trạng mũi lộ sóng – bóng đỏ là do chỉ đặt sụn nhân tạo để làm cao sóng mũi mà không chú trọng đến cấu trúc đầu mũi. Việc nâng mũi quá cao khiến da đầu mũi chịu nhiều áp lực từ sụn nhân tạo và theo thời gian, phần da này càng mỏng dần, căng tức và dẫn đến bóng đỏ. Vùng da mũi mỏng cũng góp phần làm lộ sóng – bóng đỏ sau nâng mũi.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do khách hàng tiêm filler hoặc bị bào mòn bởi sụn nhân tạo. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: Đặt sụn quá sát da, tuột sóng, sụn quá cứng.

     

    Thủng da đầu mũi – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả - Bệnh viện thẩm  mỹ JW Hàn Quốc

     

    2. Phương pháp khắc phục tình trạng Mũi lộ sóng – bóng đỏ

     

    Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để chỉnh sửa mũi lộ sóng – bóng đỏ, bởi nó có thể can thiệp và cải thiện khuyết điểm ở các vị trí khác nhau. Sụn nhân tạo và sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn) sẽ được kết hợp hoàn hảo trong việc nâng cao sóng mũi, dựng trụ và kéo dài đầu mũi. Việc này sẽ giúp đầu mũi không còn chịu quá nhiều áp lực từ sụn, tránh được việc, lộ sóng bóng đỏ đầu mũi về sau.

    Đầu mũi có thể tái tạo bằng sụn tự thân, còn tình trạng da mũi thì sao? Có một giải pháp hữu hiệu là đặt thêm Megaderm hoặc Fascia. Đây là 2 chất liệu có thể giúp khắc phục tình trạng lộ sóng sau nâng.

     

    3. Khác biệt giữa nâng mũi cấu trúc bọc Megaderm và Fascia?

     

    Nâng mũi bọc Megaderm: Megaderm là một chất liệu được chiết xuất từ biểu bì của con người, được đặt vào phần sóng mũi và đầu mũi và có tác dụng như một lớp đệm gia cố giữa sụn nhân tạo – da mũi, giúp bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng lộ sóng, bóng đỏ về sau. 

    Nâng mũi bọc Fascia: Fascia hay còn gọi là cân cơ thái dương – được lấy trực tiếp ở lớp mô dưới da đầu (chỉ một lượng nhỏ). Do có nguồn gốc tự thân nên Fascia có ưu thế hơn hẳn về độ tương thích, độ an toàn so với Megaderm.

     

    4. 3 lưu ý để tránh tình trạng mũi lộ sóng – bóng đỏ

     

    Nâng mũi với độ cao phù hợp với tình trạng thực tế: Với những người có da mũi quá mỏng thì chỉ nên nâng độ cao vừa phải. Do đó, khách hàng nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ đưa ra nhận định về mức độ thay đổi cũng như độ cao phù hợp cho mũi.

    Chỉ thực hiện nâng mũi với bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm: Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng mũi thực tế của khách hàng, từ đó lựa chọn được phương pháp nâng phù hợp, tránh được các rủi ro sau nâng.

    Cần kiểm tra ngay khi mũi có dấu hiệu bất thường: Sau thời gian nâng mũi, nếu thấy mũi có biểu hiện bóng đỏ, tụt sóng, lộ sóng… khách hàng cần liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.

     

    5. Quy trình sửa lại mũi hỏng tại ADONA

     

    Khách hàng sẽ được tư vấn trực tiếp cùng với bác sĩ phẫu thuật để hiểu rõ hơn về tình trạng mũi của mình cũng như là phương pháp nâng mũi phù hợp để khắc phục lộ sống. Trước khi phẫu thuật, kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng để đảm bảo an toàn tối đa. Sau đó, Bác sĩ tiến hành phẫu thuật và xem dáng mũi trước khi đóng vết khâu rồi nẹp cố định dáng mũi. Cuối cùng là chăm sóc vết thương chuẩn y khoa giúp hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng sau nâng cho khách hàng.

    Zalo
    Hotline