Nâng mũi ăn bún chả cá được không? Cần kiêng những loại bún nào?

Nâng mũi ăn bún chả cá được không? Cần kiêng những loại bún nào?
Ngày đăng: 06/09/2022 12:25 PM

    Nâng mũi ăn bún chả cá được không?

    Bún là một trong những món ăn nổi bật của ẩm thực Việt Nam, phổ biến chỉ sau cơm. Chúng được làm từ tinh bột gạo kết hợp với các nguyên liệu và được tạo sợi, luộc chín trong nước sôi. Mỗi 100 gram bún thường chứa khoảng 110-130 calo với thành phần chính là đường bột, protein và một số vitamin, chất xơ, khoáng chất khác.

     

    Bún chả cá là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích

     

    Nếu bạn không bị dị ứng với chả cá thì sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể sử dụng món bún chả cá này. Bún là nguyên liệu lành tính nên sẽ không làm ảnh hưởng đến vết thương nâng mũi.  Nên ưu tiên tự chế biến tại nhà hoặc ăn ở những hàng quán uy tín. Cần tránh các loại bún không rõ nguồn gốc hoặc chứa chất phụ gia làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

     

    Trong trường hợp bạn có tiền sử dị ứng với cá hoặc chả cá cần phải kiêng món này sau phẫu thuật. Việc dị ứng có thể gây ra nhiều triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, thậm chí mưng mủ hoặc để lại sẹo.

     

    Nếu trước đó đã có cơ địa dễ dị ứng với chả cá bạn không nên dùng món này

    Nếu trước đó đã có cơ địa dễ dị ứng với chả cá bạn không nên dùng món này

     

    Thực tế, người ta thường không chỉ ăn bún mà phải kèm với nhiều nguyên liệu khác, đây mới chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Khách hàng sau khi thẩm mỹ nâng mũi được khuyến cáo không nên ăn đồ tanh, thịt bò, hải sản, thịt gà… Do đó, các món ăn như bún ốc, bún đậu mắm tôm, bún riêu cua, bún bò… bạn cần hạn chế sử dụng.

     

    Thay vào đó, bạn có thể ăn những loại bún làm từ nguyên liệu lành tính hơn như bún giò heo, bún thịt nướng, bún xào chay… Những món này sẽ không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sau khi nâng mũi.

     

    Nâng mũi ăn bún chả cá được không?

    Nâng mũi ăn bún chả cá được không?

     

    Những câu hỏi thường gặp sau nâng mũi

    Bên cạnh nâng mũi ăn bún chả cá được không, mọi người cũng thường thắc mắc về các món bún tương tự, dưới đây là giải đáp chi tiết:

     

    Nâng mũi ăn bún thịt nướng được không?

    Bún thịt nướng được làm từ bún tươi, thịt lợn, rau sống và các loại gia vị. Hầu hết các nguyên liệu này đều rất lành tính, bạn hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nêm gia vị quá cay vì có thể làm chảy dịch phần mũi. Có thể cắt nhỏ bún và thịt để không phải nhai quá nhiều gây ảnh hưởng đến phần mũi vừa phẫu thuật.

     

    Sau khi nâng mũi bạn có thể ăn bún thịt nướng

    Sau khi nâng mũi bạn có thể ăn bún thịt nướng

     

    Nâng mũi ăn bún đậu mắm tôm được không?

    Bún đậu mắm tôm là đặc sản miền Bắc nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến khắp cả nước. Sau khi nâng mũi bạn không nên ăn bún đậu, vì phần mắm tôm đi kèm có tính nóng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình lành vết thương. Hoặc bạn có thể thay thế mắm tôm bằng các loại nước chấm khác như nước tương để có thể yên tâm hơn khi ăn.

     

    Nâng mũi ăn bún chả được không?

    Bún chả cũng là đặc sản rất được yêu thích của Hà Nội. Nguyên liệu chủ yếu để chế biến thường bao gồm thịt heo, bún, rau ăn kèm, đồ chua… Thành phần làm nên món này khá giống với bún thịt nướng, do đó bạn có thể ăn thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá nhiều đồ chua nhé!

     

    Bạn có thể ăn bún chả nhưng không nên dùng quá nhiều đồ chua

    Bạn có thể ăn bún chả nhưng không nên dùng quá nhiều đồ chua

     

    Nâng mũi ăn bún bò được không?

    Bún bò huế lại là một niềm tự hào của ẩm thực miền Trung. Nước dùng được ninh đậm đà kết hợp với bún và các loại thịt, chả, huyết ăn kèm tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Dù vậy, nếu vừa phẫu thuật nâng mũi bạn buộc phải tránh xa món này vì thịt bò với lượng đạm cao sẽ làm tăng nguy cơ gây sẹo thâm.

     

    Nâng mũi ăn bún riêu cua được không?

    Cua cũng nằm trong nhóm hải sản dễ gây dị ứng với nhiều người. Món bún riêu được làm từ cua kết hợp với chả giò, đậu hũ, bún tươi, rau sống… Người vừa nâng mũi không nên ăn vì phần gạch cua có thể gây ngứa ngáy hoặc dị ứng, ảnh hưởng xấu đến vết thương. Bên cạnh đó, bún riêu thường được ăn kèm với rau muống, loại rau có thể gây sẹo lồi do tăng sinh collagen quá mức.

     

    Bún riêu cua dễ gây dị ứng, bạn nên hạn chế ăn sau khi nâng mũi

    Bún riêu cua dễ gây dị ứng, bạn nên hạn chế ăn sau khi nâng mũi

     

    Nâng mũi ăn gì để vết thương nhanh lành ?

    Thực đơn ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ vết thương nhanh lành, tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thay vì phân vân nâng mũi ăn bún chả cá được không, bạn có rất nhiều lựa chọn an toàn khác, dưới đây là một số gợi ý:

     

    Các loại chất béo tốt

    Bạn thường được khuyên không nên ăn những món nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung chất béo tốt thông qua các loại hạt như hạt điều, hạt chia, hạnh nhân. Các loại dầu thực vật được chế biến từ hạt hướng dương, mè, hạt cải, olive cũng được xem là nguồn cung cấp chất béo lành tính để nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nhiễm trùng, hỗ trợ hấp thu vitamin tốt hơn.

     

    Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt cho cơ thể

    Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt cho cơ thể

     

    Bổ sung protein qua sữa, thịt lợn nạc, đậu

    Các món giàu đạm như hải sản, thịt bò, trứng, thịt gà… bạn phải kiêng cữ để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Do đó, nên bổ sung chất này thông qua những thực phẩm lành tính hơn như thịt lợn nạc, sữa, chế phẩm từ sữa, sữa hạt.

     

    Thịt lợn nạc không những giàu đạm còn chứa nhiều sắt, tốt cho sức khỏe

    Thịt lợn nạc không những giàu đạm còn chứa nhiều sắt, tốt cho sức khỏe

     

    Thịt lợn nạc vừa lành tính vừa có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo mô cho vết thương nhanh lành. Đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt cho việc sản sinh các tế bào máu mới. Phần da heo giàu collagen cũng là yếu tố góp phần giúp mũi hồi phục tốt hơn sau phẫu thuật.

     

    Thực phẩm giàu vitamin

    Vitamin E sẽ giúp làm giảm sưng viêm, hỗ trợ làm lành thương nhanh hơn và ngăn ngừa việc hình thành sẹo. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, làm đều màu da và giảm thâm sẹo ở vùng mũi vừa phẫu thuật. Bạn có thể bổ sung vitamin thông qua các loại quả mọng như dâu tây, cam, quýt, nho, lựu, mâm xôi… Những quả này chứa nhiều nước rất tốt cho da, còn giảm nguy cơ mưng mủ, viêm nhiễm.

     

    Ngoài quả, bạn cũng cần bổ sung thêm rau củ như ớt chuông, bắp cải, súp lơ, cải xanh, khoai tây, cà rốt… Các loại rau này sẽ giúp hỗ trợ đông máu và tăng cường hệ miễn dịch.

     

    Trái cây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch

    Trái cây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch

     

    Ưu tiên các thực phẩm giàu lợi khuẩn

    Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể dùng sữa chua hoặc những sản phẩm chứa men vi sinh sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng, giúp giảm hiện tượng sưng đỏ và nóng rát sau khi phẫu thuật.

     

    Nâng mũi ăn chả cá được không còn tùy thuộc vào loại cá cũng như cơ địa của bạn. Nếu trước giờ bạn không bị dị ứng với chả cá có thể ăn bình thường mà không lo ảnh hưởng xấu đến vết thương hở. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm lành tính để đẩy nhanh quá trình hồi phục nhé! Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi hoàn hảo, phù hợp với gương mặt!

    Tư vấn Tư vấn Liên hệ
    Facebook Zalo
    Hotline images zalo fanpage