Nâng mũi bị bao xơ là gì? Phân biệt 4 cấp độ bao xơ

Nâng mũi bị bao xơ là gì? Phân biệt 4 cấp độ bao xơ
Ngày đăng: 24/11/2022 12:29 PM

    Nâng mũi bị bao xơ là gì?

    Phương pháp nâng mũi ra đời giúp nhiều người khắc phục được những nhược điểm như mũi thấp, bè. Tuy nhiên không phải ai sau khi nâng mũi cũng nhận được kết quả như ý. Một số người sau nâng gặp phải những biến chứng như mũi vẹo, lệch, viêm sưng đau và nhất là bao xơ mũi.

     

     

    Nâng mũi bị bao xơ là gì? Đây là tình trạng mũi bị xơ cứng ở vị trí vật liệu độn sau khi nâng mũi. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đi kèm như mũi bị sưng đỏ, viêm, phù nề. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể không thích ứng với vật liệu sụn và thường xảy ra ở những trường hợp nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Với sụn tự thân, khả năng thích ứng cao hơn và ít xảy ra nguy cơ đào thải hơn.

     

    Trong cơ thể chúng ta luôn có hệ thống “bảo vệ” để chống lại các tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Khi cảm nhận được có vật thể lạ là những sụn nhân tạo, mô mũi có xu hướng tạo ra các sợi bao xơ để bao bọc xung quanh nhằm giảm sự tiếp xúc giữa sụn với cơ thể đồng thời tạo thành liên kết giúp dáng mũi ổn định hơn.

     

    Hầu hết các ca nâng mũi bị bao xơ xảy ra với sụn nhân tạo

    Hầu hết các ca nâng mũi bị bao xơ xảy ra với sụn nhân tạo

     

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi vi khuẩn xâm nhập nhiều dễ khiến phần bao xơ này ngày càng dày lên để làm giảm tổn thương mô mềm. Điều này tạo nên hiện tượng bao xơ sau khi nâng mũi. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp bị bao xơ do dùng sụn nhân tạo. Tùy theo mức độ mà người ta chia trường hợp này thành các cấp:

     

    Cấp 1: Bao xơ ẩn, dáng mũi vẫn bình thường, tự nhiên.

    Cấp 2: Mũi có cảm giác hơi cứng, nhưng dáng mũi bình thường, không có ảnh hưởng.

    Cấp 3: Mũi bị sưng đau, sống mũi bị lệch vách ngăn.

    Cấp 4: Mũi sưng rõ rệt, đau nhức kéo dài đôi khi còn bị co thắt vùng mũi.

     

    Dấu hiệu nâng mũi bị bao xơ

    Dấu hiệu nâng mũi bị bao xơ

     

    Nâng mũi bị bao xơ có nguy hiểm không?

    Nâng mũi bị bao xơ không phải là biến chứng, mà là một hiện tượng. Tình trạng bao xơ chỉ nguy hiểm khi có sự xuất hiện của các tác nhân khác gây nên biến chứng. Khi mới nâng mũi, dưới sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh các loại vi khuẩn hầu như không thể hoạt động. Tuy nhiên về sau, khi sức đề kháng cơ thể yếu đi, vi khuẩn xâm nhập và phá vỡ bao xơ ra ngoài có thể gây một số hiện tượng như sưng, viêm, đỏ, đau nhức.

     

    Bao xơ là tình trạng thường gặp, chúng chỉ nguy hiểm khi phát triển ở cấp độ 3 và 4. Lúc này bạn có nguy cơ bị viêm nhiễm hoặc biến chứng, lệch vách ngăn mũi, vẹo mũi. Đôi khi phải đến tận vài năm sau khi phẫu thuật, mũi mới bị bao xơ.

     

    Bao xơ mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

    Bao xơ mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

     

    Nguyên nhân nâng mũi bị bao xơ

    Sau khi đã biết nâng mũi bị bao xơ là gì, cùng đi tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có rất nhiều lý do khiến bạn bị bao xơ mũi, dưới đây là một số yếu tố thường gặp nhất:

     

    Cơ địa khách hàng nhạy cảm sẽ dễ bị bao xơ hơn

    Cơ địa khách hàng nhạy cảm sẽ dễ bị bao xơ hơn

     

    Do cơ địa khách hàng

    Sở dĩ chúng ta không thể kiểm soát được hết những rủi ro về bao xơ sau khi nâng mũi là vì cơ địa mỗi người sẽ khác nhau. Một số người có cơ địa nhạy cảm, cơ thể sẽ phản ứng mạnh trước những tác động từ bên ngoài, tạo nên bao xơ quanh sụn.

     

    Với cơ địa như vậy, dù bạn có sử dụng loại sụn với chất lượng tốt nhất cơ thể vẫn khó thích nghi được. Trong trường hợp này các bác sĩ thường phải gỡ bỏ mô cấy cũ và thay vào đó là các loại sụn tự thân.

     

    Do sử dụng sụn kém chất lượng

    Lựa chọn loại sụn mũi luôn là một bước quan trọng khi nâng mũi. Những loại sụn thường có thành phần, thiết kế, vật liệu và độ thích ứng khác nhau. Bạn nên sử dụng sụn của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được những yêu cầu, tiêu chuẩn khi nâng mũi.

     

    Sụn được sử dụng để cấy ghép vào cơ thể người cần phải được kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo các điều kiện để cơ thể thích ứng tốt nhất, hạn chế phản ứng phụ. Nếu nâng mũi sụn tự thân, thì việc cắt gọt và quá trình xử lý sụn không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng bao xơ.

     

    Chất lượng sụn ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi

    Chất lượng sụn ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi

     

    Điều kiện phẫu thuật

    Nâng mũi không phải là phẫu thuật quá phức tạp, tuy nhiên để tránh rủi ro thì các bác sĩ cần thực hiện trong môi trường vô trùng theo đúng tiêu chuẩn y tế. Toàn bộ các vật dụng, thiết bị y tế sử dụng cần phải đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn. Dụng cụ và môi trường không đảm bảo vệ sinh có thể tạo thành cầu nối cho các loại vi khuẩn tấn công mô bên trong mũi.

     

    Tay nghề bác sĩ thực hiện

    Tay nghề bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ không đủ kinh nghiệm hoặc chưa có bằng cấp, thao tác thiếu chính xác có thể dẫn đến xâm lấn quá mức, chảy nhiều máu làm tăng tỉ lệ bao xơ, kích ứng sau khi nâng mũi.

     

    Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi nâng mũi

    Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi nâng mũi

     

    Sửa mũi nhiều lần

    Không phải ai cũng ưng ý với kết quả sửa mũi, việc sửa đi sửa lại nhiều lần cũng không hiếm gặp. Sửa mũi nhiều khiến cho các mô da bị chênh lệch, khó giữ được dáng ban đầu, vết mổ cũng thường lâu lành hơn, nguy cơ bao xơ mũi cao hơn.

     

    Cách khắc phục khi bị bao xơ mũi

    Ngoài câu hỏi nâng mũi bị bao xơ là gì, nhiều người cũng thắc mắc về cách khắc phục khi gặp phải tình trạng này. Tùy theo cấp độ bao xơ mà sẽ có những cách xử lý khác nhau. Cấp 1 và 2 là phản ứng khá bình thường của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập và hầu như không gây nguy hiểm. Nhưng đến cấp 3 và 4 bạn cần cẩn thận vì dễ tạo nên nhiều biến chứng.

     

    Khi có dấu hiệu mũi bị đau nhức, sưng đỏ, bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức

    Khi có dấu hiệu mũi bị đau nhức, sưng đỏ, bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức

     

    Lúc này bạn không thể tự xử lý tại nhà mà phải đến ngay cơ sở nâng mũi để được thăm khám và hướng dẫn cách khắc phục. Nếu như tình trạng diễn biến xấu, các bác sĩ có thể sẽ phải tháo sụn ra cho mũi ổn định, sau đó mới phẫu thuật nâng mũi lại.

     

    Trường hợp bạn sử dụng sụn nhân tạo và mũi bị bao xơ, vào lần nâng mũi lại bác sĩ có thể sử dụng sụn tự thân. Phương pháp này ổn định và ít biến chứng hơn, sụn có thể được lấy ở phần tai hoặc xương sườn. Thời gian chờ từ khi tháo sụn đến khi sửa mũi lần sau ít nhất phải mất khoảng 6 tháng.

     

    Nếu mũi bị biến chứng bao xơ nặng bạn cần tháo sụn và chờ vết thương ổn định mới phẫu thuật nâng mũi lại

    Nếu mũi bị biến chứng bao xơ nặng bạn cần tháo sụn và chờ vết thương ổn định mới phẫu thuật nâng mũi lại

     

    Thời điểm điều trị là rất quan trọng, do đó khi thấy có biểu hiện lạ vừa chớm xuất hiện bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, tránh tình trạng mũi chuyển biến xấu. Đừng đợi đến khi mũi đau nhức hoặc bị viêm dịch mủ, nhiễm trùng mới thăm khám. Lúc này bác sĩ có thể phải thực hiện tháo sụn và cắt bỏ những phần mô đã viêm nhiễm.

     

    Tham khảo thêm những phương pháp nâng mũi ít bao xơ:

    • Nâng mũi sụn tai
    • Nâng mũi sụn sườn

     

    Phòng tránh tình trạng nâng mũi bị bao xơ

    Để không phải lo lắng, băn khoăn nâng mũi bao xơ là gì, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ trước. Điều quan trọng nhất là cần tìm được bác sĩ nâng mũi giỏi và bệnh viện thẩm mỹ uy tín. Làm được bước này là bạn có thể giảm được rất nhiều lo lắng về việc bao xơ hay các rủi ro khác trong quá trình nâng mũi.

     

    Lựa chọn cơ sở và bác sĩ thẩm mỹ uy tín là rất quan trọng

    Lựa chọn cơ sở và bác sĩ thẩm mỹ uy tín là rất quan trọng

     

    Cơ sở vật chất, công nghệ và tay nghề bác sĩ đóng vai trò quan trọng đến toàn bộ quá trình nâng mũi. Nếu quy trình và các điều kiện này đạt chuẩn thì rủi ro hay biến chứng rất thấp, chỉ ở mức 2-4%.

     

    Khi lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín bạn cần cân nhắc đến các tiêu chí:

    • Được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, có giấy tờ chứng minh đầy đủ.
    • Thương hiệu danh tiếng, lâu năm trong nghề, nhận được phản hồi tích cực từ các khách hàng trước đó.
    • Cơ sở vật chất và kỹ thuật khang trang, hiện đại.
    • Bác sĩ có bằng cấp, chức danh cụ thể, làm việc chuyên nghiệp.
    • Có chế độ bảo hành rõ ràng, cam kết các điều khoản về an toàn, chăm sóc và tư vấn khách hàng chu đáo.

     

    Cơ sở vật chất và môi trường phẫu thuật cần đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế

    Cơ sở vật chất và môi trường phẫu thuật cần đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế

     

    Việc chăm sóc sau khi nâng mũi cũng rất quan trọng, để tránh biến chứng bạn cần thực hiện ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Vệ sinh mũi đúng cách bằng khăn sạch, nước muối ấm để tránh nhiễm khuẩn. Cần kiêng cữ những món ăn dễ gây sẹo hoặc dị ứng như đồ cay nóng, hải sản, rau muống, thịt gà… ưu tiên cho những loại thực phẩm lành tính giàu protein và lipid như thịt nạc, ngũ cốc, sữa chua, sữa đậu nành…

     

    Đặc biệt trong sinh hoạt và vận động cần hạn chế đeo kính, trang điểm, sờ nắn hoặc tác động mạnh ở vùng mũi. Hạn chế ra ngoài hoặc đến những nơi khói bụi, ô nhiễm, không vận động mạnh vì có thể làm tụt sống mũi hoặc lệch, vẹo mũi.

     

    Cơ sở thẩm mỹ uy tín kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách giúp bạn sở hữu chiếc mũi hoàn hảo

    Cơ sở thẩm mỹ uy tín kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách giúp bạn sở hữu chiếc mũi hoàn hảo

     

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải thích nâng mũi bị bao xơ là gì cũng như cách xử lý và phòng ngừa. Có rất nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, tốt nhất bạn hãy tìm hiểu thật kỹ càng về cơ sở thẩm mỹ cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật. Đừng quên truy cập Adona thường xuyên để cập nhật các bài viết hay ho về thẩm mỹ và làm đẹp nhé!

    Tư vấn Tư vấn Liên hệ
    Facebook Zalo
    Hotline images zalo fanpage