Nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi: Nguyên nhân và cách xử lý

Nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi: Nguyên nhân và cách xử lý
Ngày đăng: 06/10/2022 05:08 PM

    Tại sao nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi?

    Nâng mũi sẽ khắc phục được mũi thấp, mũi tẹt, cánh mũi to và nhiều nhược điểm khác một cách triệt để. Do phải tiến hành đụng chạm dao kéo nên sau phẫu thuật mũi sẽ bị sưng tấy và tụ máu do vỡ các mao mạch nhỏ. Hiện tượng này không đáng ngại nếu bạn làm phẫu thuật tại những cơ sở làm đẹp uy tín. Để giảm đau và sưng, bác sĩ sẽ kê thêm đơn kháng sinh cho bạn.

     

    Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ sẽ gặp tình trạng nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi. Kích thước của cục này lớn hay nhỏ tùy vào từng trường hợp, nhưng điểm chung là thường có màu đỏ và gây đau nhức rất khó chịu. Vậy cục này do đâu mà hình thành?

     

    Nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

     

    Theo các chuyên gia thẩm mỹ, cục đỏ trong lỗ mũi này có thể là phần chỉ khâu bị sót lại sau phẫu thuật. Hoặc đây có thể là sụn mũi thật bị sụn giả cấy vào mũi đè xuống mà lòi ra bên ngoài. Còn một khả năng nữa đây là phần sẹo lồi do vết thương trong mũi không được xử lý cẩn thận.

     

    Thêm vào đó, sau phẫu thuật mũi, phần dịch và máu sẽ chảy ra do vết thương chưa lành miệng. Chính vì thế sẽ tạo thành lớp màng bao bọc xung quanh phần nhô ra này. Bạn tuyệt đối không được đụng vào cục nhô lên trong mũi. Đồng thời, cũng không nên vệ sinh hoặc rửa mũi để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

     

    Cách xử lý khi mũi bị nổi cục sau thẩm mỹ

    Những trường hợp nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi nếu không muốn bị nhiễm trùng thì cần tới bệnh viện uy tín để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận để xác định cục nổi lên này hình thành do nguyên nhân nào. Nếu đó là chỉ khâu hoặc sẹo lồi thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ để đảm bảo không xảy ra biến chứng.

     

    Bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần lồi ra trong mũi để đảm bảo không xảy ra biến chứng

    Bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần lồi ra trong mũi để đảm bảo không xảy ra biến chứng

     

    Còn nếu là sụn mũi lòi ra, bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh lại cấu trúc mũi để kéo sụn về đúng vị trí rồi khâu lại. Đối với một số trường hợp phức tạp có thể phải tháo phần sụn giả ra để phẫu thuật chỉnh lại mũi. Sau khi phẫu thuật kết thúc, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc kháng sinh và hẹn lịch tái khám.

     

    Để mũi phục hồi và cố định lại phần sụn cần từ 6 đến 12 tháng. Trong thời gian này, bạn tuyệt đối không được phẫu thuật thẩm mỹ mũi và hạn chế thực đụng chạm dao kéo ở các bộ phận khác trên mặt.

     

    Một số biến chứng nguy hiểm khác sau khi phẫu thuật mũi

    Ngoài tình trạng nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi, các chị em sau phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng mũi, mũi bị cong vẹo, đầu mũi bầm tím, da mũi mỏng để lộ sụn,…

     

    Nhiễm trùng mũi

    Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mũi bị nhiễm trùng là có dịch chảy ra kèm với máu. Mũi sưng tấy và đau nhức rất khó chịu, phần da quanh mũi thâm đen lại, có dấu hiệu hoại tử. Ngoài ra, trong mũi có thể xuất hiện các ổ dịch, khi vỡ ra gây đau đớn.

     

    Mũi bị nhiễm trùng sau phẫu thuật

    Mũi bị nhiễm trùng sau phẫu thuật

     

    Mũi bị lệch hoặc bị cong vẹo

    Bên cạnh, nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi thì tình trạng mũi lệch hoặc cong vẹo cũng rất phổ biến. Nguyên nhân chính là do bác sĩ phẫu thuật có tay nghề kém, trình độ chuyên môn thấp nên đã đặt lệch sụn mũi. Mặt khác, tình trạng cong vẹo còn do sự va đập mạnh trong quá trình sinh hoạt. Vì thế, bạn cần hạn chế vận động mạnh sau khi làm mũi.

     

    Mũi chảy máu và chảy dịch

    Phẫu thuật mũi sẽ khiến da, cơ và mạch máu tổn thương tạo thành các vết thương hở. Dù đã được bác sĩ xử lý cẩn thận thì máu và dịch từ vết hở vẫn sẽ chảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày sau phẫu thuật. Nếu mũi bị chảy máu dài ngày có thể là do bị tổn thương dẫn tới rách da phía bên trong.

     

    Mũi bị chảy máu có thể là dấu hiệu của tổn thương bên trong

    Mũi bị chảy máu có thể là dấu hiệu của tổn thương bên trong

     

    Đau mũi và bầm tím kéo dài

    Mũi bị đau và bầm tím là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật do các mao mạch nhỏ bị vỡ ra trong quá trình làm mũi. Hiện tượng này sẽ tự hết sau 14 – 20 ngày phẫu thuật.

     

    Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và giảm viêm sưng cho bạn. Nếu sau thời gian này mà hiện tượng đau nhức và sưng tấy không giảm, bạn nên tới cơ sở làm mũi hoặc bệnh viện để kiểm tra.

     

    Da ở đầu mũi mỏng

    Ngoài việc nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi, một biến chứng khác cũng có thể gây nguy hiểm đó là da ở đầu mũi mỏng. Nếu phần da quá mỏng thì sụn giả đặt vào mũi có thể bị lộ ra ngoài dẫn tới hoại tử nguy hiểm. Biến chứng này là do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện kém đã xác định sai vị trí đặt sụn.

     

    Da đầu mũi mỏng làm lộ sụn ra bên ngoài

    Da đầu mũi mỏng làm lộ sụn ra bên ngoài

     

    Đối với tất cả các biến chứng sau phẫu thuật mũi, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện khám. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả tổn thương để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Với những trường hợp nặng, bác sĩ buộc phải tháo toàn bộ sụn giả ra và lắp sụn mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

     

    Hướng dẫn chăm sóc mũi sau phẫu thuật để mũi phục hồi nhanh

    Bên cạnh chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bạn cũng cần biết cách chăm sóc mũi sau nâng để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ tại Thẩm mỹ viện Adona dành cho các chị em vừa phẫu thuật:

     

    Vệ sinh mũi theo hướng dẫn của bác sĩ

    Trong 2 – 3 ngày sau phẫu thuật, bạn không nên để mũi tiếp xúc với nước. Việc giữ mũi khô sẽ giúp vết thương mau lành hơn, hạn chế nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi. Sau thời gian này, bạn nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để làm sạch mũi.

     

    Nếu mũi bị đau nhức dữ dội, bạn có thể dùng đá để chườm xung quanh mũi. Bạn nhớ bọc đá vào khăn bông sạch để hạn chế nước chảy vào mũi gây nhiễm trùng. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm mạnh gây ra tổn thương sâu.

     

    Vệ sinh mũi đúng cách giúp hạn chế biến chứng sau phẫu thuật

    Vệ sinh mũi đúng cách giúp hạn chế biến chứng sau phẫu thuật

     

    Hạn chế vận động mạnh

    Sau khi phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi để sụn mũi cố định và giúp mũi vào đúng form. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động đòi hỏi sức lực, vận động mạnh. Đặc biệt là không được để mũi va đập vào mặt phẳng vì có thể làm gãy hoặc lệch phần sụn bên trong.

     

    Khi nằm ngủ, bạn nên nằm ngửa, kê gối cao dưới đầu để máu lưu thông tốt hơn. Tư thế bạn cần tránh là nằm nghiêng hoặc nằm sấp vì có thể khiến sống mũi bị lệch. Vậy nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng ?

     

    Những thực phẩm nên ăn và cần hạn chế ăn khi nâng mũi

    Để mũi nhanh lành, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn cũng nên bổ sung thêm thịt heo để tăng cường đạm cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng cần kiêng những thực phẩm sau nếu không muốn tạo sẹo mà dẫn tới việc nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi:

    • Hải sản tươi sống: Tôm, cua, cá, mực, ghẹ,…
    • Thịt bò và thịt gà
    • Rau muống
    • Đồ ăn nấu từ nếp: Bánh chưng, bánh chuối nướng, bánh khúc, xôi nếp cẩm,…
    • Đồ ăn cay nóng

     

    Sau phẫu thuật cần hạn chế đồ cay nóng

    Sau phẫu thuật cần hạn chế đồ cay nóng

     

    Nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng bạn cần cẩn thận để tránh những biến chứng về sau. Tốt nhất là nên chọn cơ sở uy tín như Thẩm mỹ viện Adona để làm phẫu thuật chỉnh dáng mũi. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ tới hotline của chúng tôi theo số 1900 886 678.

    Tư vấn Tư vấn Liên hệ
    Facebook Zalo
    Hotline images zalo fanpage