Nâng mũi có nên đi lại nhiều không?
Sau khi vừa mới nâng mũi không nên đi lại quá nhiều, đặc biệt là trong 3 ngày đầu tiên. Các bạn chỉ nên nghỉ ngơi tại nhà, di chuyển trong bán kính 50m và giảm thiểu mức độ vận động để ngăn ngừa những rủi ro nghiêm trọng cho cơ thể.
Đặc biệt, việc không vận động nhiều còn giúp mũi ổn định hơn, góp phần tránh nguy cơ mũi bị tụt sụn, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của mũi sau nâng.
Không nên đi lại quá nhiều sau khi nâng mũi, đặc biệt là trong 3 ngày đầu tiên
Tại sao không nên đi lại nhiều sau nâng mũi?
Sau khi tìm hiểu vấn đề nâng mũi có nên đi lại nhiều không, chị em cũng nên quan tâm đến câu hỏi tại sao không nên đi lại nhiều sau khi thực hiện phương pháp này:
Dễ làm xô lệch mũi
Việc đi lại quá nhiều ngay sau khi nâng mũi có thể khiến sụn mũi kích ứng, bị lệch vách ngăn mũi, vẹo sang một bên và ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc mũi. Chính vì thế, các bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc đi lại, chạy bộ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Việc đi lại quá nhiều ngay sau khi nâng mũi có thể khiến sụn mũi kích ứng
Kéo dài tình trạng sưng tấy
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc vận động quá mạnh có thể làm nhịp tim tăng vọt, huyết áp kém ổn định và thở nhanh hơn bình thường. Đồng thời, việc đi lại nhiều cũng khiến các mao mạch và mũi phải hoạt động quá nhiều, kéo dài thời gian hồi phục vết thương sau nâng mũi.
Việc đi lại nhiều kéo dài thời gian hồi phục vết thương sau nâng mũi
Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Bên cạnh những yếu tố kể trên, việc đi lại nhiều còn làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng mũi và gia tăng nguy cơ làm vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử mũi.
Việc đi lại nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Ngoài ra, vết thương sau nâng mũi còn có thể bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với tia tử ngoại, khói bụi và những tác nhân độc hại khi các bạn đi ra đường quá nhiều.
Cần lưu ý điều gì khi đi bộ sau nâng mũi?
Để đảm bảo hiệu quả nâng mũi và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, chị em nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây khi đi bộ:
Đeo khẩu trang khi đi bộ
Việc đeo khẩu trang khi đi bộ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mũi bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các tác nhân độc hại. Do đó, các bạn nên lựa chọn những loại khẩu trang thoáng khí nhất để bảo vệ vết thương của mình.
Việc đeo khẩu trang khi đi bộ giúp ngăn ngừa nguy cơ mũi bị nhiễm trùng
Đi bộ chậm rãi
Sau khi nâng mũi, chị em nên đi bộ thật chậm rãi và cố gắng điều hòa hơi thở trong lúc đi. Đặc biệt, các bạn cũng nên chia thành từng chặng nhỏ để đi và cứ 5 phút đi bộ thì nghỉ ngơi 1 lần. Điều này sẽ giúp tuyến mồ hôi không hoạt động quá nhiều, góp phần ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nên đi bộ thật chậm rãi và cố gắng điều hòa hơi thở
Không đi bộ ở những nơi nhiều khói bụi
Sau khi nâng mũi, bạn không nên đi bộ tại những nơi nhiều khói bụi, khu vực ô nhiễm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hô hấp hoặc nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, chị em cũng nên làm sạch vết thương ngay sau khi đi bộ bằng nước muối sinh lý.
Không đi bộ tại những nơi dễ xảy ra va chạm
Sau khi nâng mũi, chị em không nên đi bộ tại những khu vực dễ xảy ra va chạm, tai nạn vì có thể khiến mũi bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, các bạn không nên đi lại tại những nơi đông người, nơi có bậc thang, đi bộ cùng thú cưng. Đặc biệt, bạn cũng nên đi bộ bằng giày thể thao hoặc những đôi dép có độ ma sát tốt.
Những việc không được làm sau khi nâng mũi
Những việc làm sau đây có thể khiến mũi bị tổn thương, sụn mũi bị lệch hoặc kích ứng nghiêm trọng nên các bạn tuyệt đối không được làm sau khi nâng mũi.
Không nên ra đường quá nhiều
Sau khi nâng mũi, chị em nên hạn chế ra đường khoảng 1 tuần để đảm bảo mũi không chịu tác động bởi các tác nhân độc hại từ môi trường như tia tử ngoại, khói bụi. Ngoài ra, việc ra đường cũng khiến bạn gặp nhiều rủi ro như va chạm mạnh hoặc tai nạn, khiến mũi bị tổn thương nặng.
Chị em nên hạn chế ra đường khoảng 1 tuần sau nâng mũi
Không trang điểm
Trong khoảng 2 tuần đầu sau nâng mũi, các bạn không nên trang điểm vì lượng hóa chất trong mỹ phẩm có thể khiến vết thương kích ứng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục vết thương, ổn định dáng mũi.
Các bạn không nên trang điểm trong 2 tuần đầu sau nâng mũi
Không vận động mạnh
Việc vận động mạnh có thể khiến mũi bị tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thẩm mỹ. Chính vì thế, các bạn không nên cúi đầu, ngước lên, chạy nhảy, leo cầu thang, xách đồ nặng,… sau khi nâng mũi để tránh rủi ro.
Việc vận động mạnh có thể khiến mũi bị tổn thương nghiêm trọng
Không dùng tay sờ mũi
Thông thường, chúng ta thường có thói quen chạm tay vào mũi để kiểm tra tình hình dáng mũi sau khi nâng. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt vì có thể khiến sụn mũi bị tụt hoặc vẹo lệch nhanh chóng.
Không chạm tay vào mũi để kiểm tra tình hình mũi sau khi nâng
Không nằm nghiêng người
Việc nằm nghiêng người hoặc nằm sấp người có thể làm mũi bị tổn thương và không đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó, các bạn nên nằm thẳng, cố định gối xung quanh để không vô tình nằm nghiêng trong lúc ngủ.
Việc nằm nghiêng người hoặc nằm sấp người có thể làm mũi bị tổn thương
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề nâng mũi có nên đi lại nhiều không. Ngoài ra, các bạn cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để mũi ổn định, hồi phục nhanh chóng.