Nâng mũi rồi có niềng răng được không? Các lưu ý cần nhớ

Nâng mũi rồi có niềng răng được không? Các lưu ý cần nhớ
Ngày đăng: 27/10/2022 10:19 AM

    Nâng mũi rồi có niềng răng được không?

    Cả hai phương pháp này đều gây đau đớn cho cơ thể, mặc dù trong lúc thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn nhưng sau khi thuốc tan cơn đau sẽ quay lại. Chính điều này khiến nhiều người thắc mắc nâng mũi rồi có niềng răng được không.

     

    Theo chuyên gia thẩm mỹ thì sau khi nâng mũi vẫn có thể niềng răng được bình thường. Dẫu vậy, điều bạn cần chú ý là khoảng thời gian giữa hai lần thực hiện làm đẹp. Con số an toàn bác sĩ khuyến cáo là ít nhất sau 1 tháng nâng mũi mới nên niềng răng.

     

    Điều này sẽ đảm bảo mũi có đủ thời gian để vào khuôn và ổn định cấu trúc bên trong. Thêm vào đó, bạn cũng sẽ không phải chịu hai cơn đau cùng một lúc vì mức độ đau này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của bạn.

     

    Sau khi nâng mũi có thể niềng răng

     

    Đối với một số trường hợp mũi xảy ra biến chứng cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Do vậy, thời gian thực hiện niềng răng sẽ lâu hơn con số chúng tôi đề cập ở trên. Để biết được thời điểm thích hợp nhất, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

     

    Các phương pháp niềng răng sau nâng mũi

    Từ phần nội dung nâng mũi rồi có niềng răng được không, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không những cần quan tâm tới thời điểm mà cần chú ý chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng hàm và sức khỏe của bạn để tư vấn một trong những cách niềng răng sau:

     

    Phương pháp 1: Niềng răng mắc cài sứ

    Thiết kế của mắc cài sứ gồm dây cung, thun màu trắng hoặc trong suốt để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng. Ngoài ra, chất liệu sứ có độ bền tốt, lực kéo ổn định nên giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Sau khi niềng, phần sứ chạm vào da thịt sẽ không gây trầy xước và chảy máu.

     

    Mắc cài bằng sứ giúp bạn tự tin hơn

    Mắc cài bằng sứ giúp bạn tự tin hơn

     

    Tuy nhiên, phương pháp niềng răng này có chi phí tương đối cao nên chỉ phù hợp với những người có khả năng kinh tế tốt. Mặt khác, các nha sĩ cũng khuyến cáo người sử dụng niềng răng mắc cài sứ cần vệ sinh theo đúng hướng dẫn nếu không thì phần chân đế mắc cài dễ bị nhiễm màu.

     

    Phương pháp 2: Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

    Khi đã biết nâng mũi rồi có niềng răng được không, bạn có thể chọn phương pháp này để điều chỉnh lại hàm của mình. Mức phí dịch vụ rất hợp lý nên kỹ thuật này được rất nhiều người sử dụng.

     

    Phần mắc cài được làm từ các kim loại không gỉ, chủ yếu là thép. Cấu tạo của sản phẩm gồm có dây cung, dây thun và mắc cài giúp cố định cấu trúc hàm. Đồng thời, cấu tạo của loại niềng răng này sẽ hỗ trợ nha sĩ rất nhiều trong việc di chuyển và sắp xếp vị trí của răng.

     

    Mắc cài kim loại truyền thống có mức phí rẻ

    Mắc cài kim loại truyền thống có mức phí rẻ

     

    Kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống có quy trình thực hiện tương đối đơn giản và nhanh chóng. Nhờ đó giảm thời gian thực hiện chỉnh hàm nên bạn không cần chịu cơn đau kéo dài.

     

    Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có tính thẩm mỹ không cao nên dễ làm người dùng tự ti. Ngoài ra, nếu bạn nhai thức ăn quá mạnh hoặc lâu cũng có thể khiến dây cung dễ bị bung ra. Một số trường hợp còn bị xước da hoặc dị ứng do mắc cài kim loại gây ra.

     

    Phương pháp 3: Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

    Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong giúp che đi phần khí cụ nha khoa. Thiết kế nhỏ gọn và trơn láng của loại mắc cài này giúp bảo vệ lưỡi, nướu, má và những bộ phận bên trong miệng. Đặc biệt, khi tháo bỏ niềng răng, toàn bộ bề mặt bên ngoài của hàm sẽ không bị tổn hại.

     

    Mắc cài kim loại mặt trong đảm bảo độ thẩm mỹ

    Mắc cài kim loại mặt trong đảm bảo độ thẩm mỹ

     

    Nhược điểm lớn nhất của phương pháp niềng này là khiến phát âm của bạn khó khăn, nói không rõ chữ. Ngoài ra, toàn bộ khung niềng răng nằm ở mặt trong nên rất khó để vệ sinh, mất thời gian làm sạch.

     

    Phương pháp 4: Niềng răng trong suốt Invisalign

    Đây là phương pháp niềng răng hiện đại đem lại ít đau đớn nên được nhiều chuyên gia khuyên dùng, đặc biệt là người vừa thực hiện nâng mũi. Ưu điểm của kỹ thuật này là:

    • Khay niềng được thiết kế trùng khớp với toàn bộ hàm nhờ được thiết kế bởi phần mềm 3D hiện đại nên đảm bảo tạo sự thoải mái cho người dùng
    • Việc lắp vào và tháo ra dễ dàng và linh hoạt
    • Phần khay niềng trong suốt, nếu nhìn qua rất khó phát hiện nên giúp người dùng thêm tự tin

     

    Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng nhiều người vẫn khá phân vân khi chọn hình thức này. Nguyên nhân là vì mức phí dịch vụ niềng răng trong suốt Invisalign đắt hơn các phương pháp thông thường từ 3 đến 5 lần.

     

    Quan trọng là phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp hàm gặp các vấn đề nhẹ hoặc dễ xử lý. Để đạt được hiệu quả điều trị, bạn cần mang niềng răng từ 18 đến 36 tháng. Điều này đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì rất lớn của người dùng nên cũng là một rào cản không nhỏ.

     

    Niềng răng trong suốt Invisalign có mức phí cao

    Niềng răng trong suốt Invisalign có mức phí cao

     

    Cần lưu ý gì về niềng răng sau khi nâng mũi

    Sau khi đã biết nâng mũi rồi có niềng răng được không và các phương pháp niềng răng phù hợp, bạn cũng cần thực hiện một số lưu ý sau để quá trình làm đẹp thuận lợi và an toàn cho sức khỏe:

     

    Không nên thực hiện niềng răng cùng lúc với nâng mũi

    Như chúng tôi đã đề cập ở phần nâng mũi rồi có niềng răng được không, hai việc này không nên làm cùng một lúc hoặc thực hiện quá sát nhau vì sẽ gây ra nhiều cơn đau cho cơ thể.

     

    Việc phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và uể oải. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của bạn. Bởi vậy, tốt nhất nên thực hiện niềng răng sau nâng mũi 1 tháng hoặc theo thời gian mà bác sĩ gợi ý.

     

    Chọn địa chỉ niềng răng uy tín

    Việc chọn địa chỉ niềng răng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người vừa nâng mũi. Tại các cơ sở chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện cẩn thận và tuân theo quy trình chuẩn để giúp bạn có được hàm răng đẹp mà không làm tổn thương tới phần mũi vừa phẫu thuật.

     

    Niềng răng ở địa chỉ uy tín đảm bảo an toàn cho sức khỏe

    Niềng răng ở địa chỉ uy tín đảm bảo an toàn cho sức khỏe

     

    Chọn phương pháp niềng răng phù hợp

    Việc chọn phương pháp niềng răng phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, mà còn giúp giảm đau đớn trong quá trình thực hiện. Đối với những người vừa nâng mũi, cơ thể sẽ yếu hơn bình thường nên cần chọn kỹ thuật niềng ít tổn thương và thực hiện trong thời gian ngắn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

     

    Chăm sóc răng theo hướng dẫn của bác sĩ

    Sau khi niềng răng, để có bộ hàm chắc khỏe, bạn cần đánh răng 2 lần/ ngày. Cùng với đó, bạn cũng cần dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn uống.

     

    Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục nhanh

    Sau khi thực hiện nâng mũi và niềng răng, cơ thể sẽ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để sớm hồi phục. Trong thời gian này, bạn nên ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin A, C, E, ưu tiên làm các món hầm, canh và súp sẽ dễ ăn hơn. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế những món ăn sau nếu không muốn bị sẹo ở mũi và đau nhức răng:

    • Trứng
    • Thịt gà và thịt bò
    • Món ăn làm từ nếp
    • Đồ ăn cay nóng

     

    Hạn chế đồ ăn cay nóng sau khi niềng răng và nâng mũi

    Hạn chế đồ ăn cay nóng sau khi niềng răng và nâng mũi

     

    Sau những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi nâng mũi rồi có niềng răng được không. Nếu bạn muốn hai phương pháp này giúp gương mặt đẹp hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì cần chọn địa chỉ làm đẹp uy tín và được cấp phép từ Bộ Y Tế. Hy vọng bạn sẽ có được gương mặt đẹp như mong muốn.

    Tư vấn Tư vấn Liên hệ
    Facebook Zalo
    Hotline images zalo fanpage