Nâng mũi sụn tự thân là gì?
Sụn tự thân là loại sụn được lấy trực tiếp từ các mô sụn trên chính cơ thể người nâng mũi. Khoa học đã ứng dụng sụn tự thân cấy ghép vào mô mũi nhằm nâng cao sống mũi hoặc tạo hình đầu mũi tròn, tự nhiên hơn. Kỹ thuật nâng mũi được thực hiện bằng cách can thiệp vào đầu mũi và khu vực sống mũi, áp dụng các phương pháp nâng mũi phù hợp rồi tạo hình dáng mũi cao và có độ cong tự nhiên.
Nâng mũi bằng sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ được đánh giá cao về tính an toàn và thẩm mỹ hiện nay
Hiện nay có hai loại nâng mũi sụn tự thân chính là: Sử dụng 100% sụn tự thân hoặc kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo. Mỗi phương pháp đều sở hữu những ưu điểm khác nhau và phù hợp với những khuyết điểm trên mũi nhất định. Trong đó:
- Nâng mũi hoàn toàn từ sụn tự thân: Chất liệu nâng mũi đều được sử dụng 100% sụn từ cơ thể người. Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp mũi bị biến dạng do chấn thương hoặc phẫu thuật nâng mũi hỏng nhiều lần.
- Nâng mũi sụn tự thân kết hợp nhân tạo: Công nghệ tiên tiến có sự kết hợp sử dụng sụn nhân tạo nâng sống mũi đảm bảo độ bền và độ cao như ý. Phần đầu mũi sẽ sử dụng sụn tự thân hoặc kết hợp cả sụn nhân tạo để tạo đầu mũi thon, tròn chuẩn đẹp tự nhiên. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như: đạt vẻ mềm mại tự nhiên, hạn chế dị ứng, duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài và phù hợp với nhiều tình trạng khuyết điểm mũi. Do đó, nâng mũi sụn nhân tạo kết hợp tự thân luôn là giải pháp được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn.
Những loại sụn tự thân được sử dụng nâng mũi
Hiện nay để ứng dụng nâng mũi bằng sụn tự thân, đa số sẽ sử dụng 4 loại sườn đó là: Sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn và sụn mô thái dương. Mỗi loại sụn sẽ có những ưu điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của từng người.
Sụn vành tai
Đây là loại sụn được lấy từ chính phần tai của khách hàng được dùng để bọc phần mũi nhằm loại bỏ các dấu hiệu bóng đỏ, lộ sóng. Tuy nhiên, khu vực sụn tai thường không được sử dụng để nâng sống mũi do phần sụn này có thể bị teo nhỏ theo thời gian.
Ưu điểm:
- Sụn có hình dáng cong, dễ uốn nắn nên tạo cảm giác tự nhiên, không gây bào mòn hoặc thủng da đầu mũi.
- Hạn chế tối đa nguy cơ bóng đỏ đầu mũi.
- Tạo nên dáng mũi mềm mại, thẳng và cong tự nhiên như mũi thật.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể dùng sụn tai tạo hình đầu mũi nên cần kết hợp với các loại sụn tự thân khác hoặc dùng sụn nhân tạo để dựng trụ mũi.
- Sụn sau khi lấy ở tai sẽ không thể tự hồi phục nên đối với những trường hợp sửa mũi hỏng sẽ bị thiếu sụn.
- Nâng mũi sụn tai có thể bị teo nhỏ theo thời gian.
Sụn vành tai thường được sử dụng trong bọc đầu mũi, giúp đầu mũi tròn, mềm tự nhiên
Sụn sườn
Loại sụn này được lấy từ phần xương sườn vị trí số 6, 7 hoặc 8 ở bên phía ngực phải của cơ thể. Sụn sườn có độ tương thích cao, có thể sử dụng chỉnh sửa nhiều khuyết điểm ở mũi hoặc thậm chí sửa mũi hỏng đều được. Sụn sườn cũng khá đa năng, không chỉ được dùng ở đầu mũi mà còn có thể dùng làm trụ sống mũi.
Sụn sườn với đặc trưng cứng cáp, linh hoạt được sử dụng trong định hình và nâng cao sống mũi
Ưu điểm:
- Phần sụn lấy ở xương sườn có thể tự hồi phục và mọc lại như cũ chỉ sau 1 – 2 tháng.
- Phần sụn sườn to, dài và dày có thể dùng thay đổi cấu trúc toàn bộ mũi chỉ với một đoạn sụn ngắn duy nhất.
- Sụn sườn rất cứng và chắc sở hữu nhiều ưu điểm so với các loại sụn khác.
- Sụn sườn hầu như không bị co rút theo thời gian nên có thể duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài.
- Quá trình thực hiện lấy sụn sườn cũng khá nhanh chóng, không đau đớn như nhiều người nghĩ bởi đường rạch mảnh, nhỏ và sẽ nhanh chóng mờ dần theo thời gian.
- Thích hợp sử dụng cho những người lo sợ biến chứng khi sử dụng sụn nhân tạo thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Chi phí nâng mũi bằng sụn sườn cao hơn so với các phương pháp khác.
- Yêu cầu trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ thực hiện phải cao.
Sụn vách ngăn
Một loại sụn được sử dụng trong phương pháp nâng mũi sụn tự thân khá quen thuộc đó là sụn vách ngăn. Được lấy ở tấm ngăn giữa mũi, sụn vách ngăn có khả năng nâng cao đầu mũi mà ít để lại biến chứng. Trong lĩnh vực thẩm mỹ thường sử dụng sụn vách ngăn để kéo dài trường hợp mũi bị hếch, tăng đầu mũi nhô cao và có thể sử dụng để dựng trụ mũi.
Sụn vách ngăn được sử dụng cải thiện đầu mũi với những trường hợp mũi bị hếch
Ưu điểm:
- Sụn vách ngăn có độ dài và độ dày lý tưởng nên hiếm khi bị biến dạng sau phẫu thuật.
- Mặc dù sụn khá thẳng nhưng vẫn đảm bảo được độ mềm mại nhất định.
- Quá trình thực hiện nâng mũi bằng sụn vách ngăn không cần tạo đường rạch ở khác khu vực khác nên quá trình hồi phục nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Kích thước sụn vách ngăn khá nhỏ có chiều dài vừa phải nên lượng sụn lấy được không nhiều, cần kết hợp thêm các loại sụn nhân tạo hoặc sụn ở các khu vực khác khi nâng mũi.
- Yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo được sự ổn định của vách ngăn mũi sau khi thực hiện thẩm mỹ.
Đánh giá ưu, nhược điểm của phương pháp nâng mũi sụn tự thân
Nâng mũi sụn tự thân được đánh giá là kỹ thuật thẩm mỹ an toàn, mang đến hiệu quả cao và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Dưới đây là một số đánh giá tổng quan ưu và nhược điểm khi lựa chọn nâng mũi bằng sụn tự thân.
Ưu điểm:
- Dáng mũi cao, đẹp tự nhiên: Hầu hết khách hàng khi sử dụng kỹ thuật nâng mũi này đều đạt được dáng mũi với tỉ lệ vàng, cân đối gương mặt như mũi thật chỉ sau thời gian ngắn.
- Hạn chế tối đa biến chứng chất liệu: Khi áp dụng kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sóng, chất liệu nâng mũi bị đào thải sau thời gian dài.
- Khắc phục được hầu hết các khuyết điểm như: Mũi thấp, ngắn, đầu mũi to, mũi bị lệch, phẫu thuật mũi hỏng… giúp bạn tìm kiếm dáng mũi cao tự nhiên, cân đối, hài hòa với khuôn mặt.
- Kết quả thẩm mỹ duy trì lâu dài: Sụn tự thân tồn tại sẽ tương thích với cơ thể và dần hòa hợp, đồng nhất với các mô cơ khác trong cấu trúc mũi mà không lo sợ bị đào thải chất liệu nên hiệu quả thẩm mỹ sẽ duy trì bền vững, lâu dài, thậm chí vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.
Nâng mũi sụn tự thân sở hữu nhiều ưu điểm như: Tự nhiên, duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài và tương thích tốt với cơ thể
Nhược điểm:
- Phương pháp nâng mũi tự thân cần nhiều thời gian hơn so với các phương pháp nâng mũi khác do cần có quy trình tách chiết sụn từ cơ thể, sau đó mới đo vẽ dáng mũi cho từng trường hợp cụ thể và sau cùng mới phẫu thuật nâng mũi.
- Ngoài vết mổ ở khu vực nâng mũi, phương pháp này cần thực hiện các đường mổ ở vị trí lấy sụn nên cần nhiều thời gian hơn để vết thương hồi phục.
- Kỹ thuật lấy sụn tự thân khá phức tạp nên yêu cầu ekip phẫu thuật phải có tay nghề và chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đầy đủ để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất.
Phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân phù hợp với ai?
Đa số người Châu Á thường có đặc điểm sống mũi tẹt và đầu mũi to, đặc điểm này rất thích hợp nên sử dụng sụn tự thân để cải thiện tính thẩm mỹ của dáng mũi. Dưới đây là những đối tượng nên áp dụng kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân:
- Người có sống mũi ngắn, thấp, bè, không thẳng.
- Đầu mũi quá to hoặc quá nhỏ, không cân đối.
- Người có di chứng ở mũi do tai nạn hoặc phẫu thuật nâng mũi bị hỏng.
Những người có sống mũi thấp, đầu mũi to nên ứng dụng nâng mũi bằng sụn tự thân
Quy trình nâng mũi bằng sụn tự thân đảm bảo an toàn
Như đã chia sẻ, phương pháp nâng mũi sụn tự thân đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó, chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ cùng ekip có chuyên môn và tay nghề giỏi cùng quy trình nâng mũi chuẩn Y Khoa như sau:
Bước 1: Thăm khám và đánh giá trước khi thực hiện nâng mũi
Trước khi được đặt lịch phẫu thuật, khách hàng sẽ được trực tiếp các bác sĩ thẩm mỹ thăm khám, thảo luận về các vấn đề như: Tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra cấu trúc mũi và chụp ảnh mũi từ nhiều góc độ.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn những nhược điểm của dáng mũi bạn đang sở hữu, tư vấn hình dáng mũi có thể thay đổi, lắng nghe mong muốn của khách hàng để đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Bước 2: Tiến hành nâng mũi bằng sụn tự thân
Sau khi đã thống nhất được giải pháp nâng mũi phù hợp, bạn sẽ đưa ra quyết định nâng mũi. Khách hàng sẽ được tiến hành nâng mũi trong phòng phẫu thuật chuyên dụng với trang thiết bị đầy đủ và được vô trùng hoàn toàn. Quá trình nâng mũi, bạn có thể cần gây mê hoặc gây tê tùy thuộc vào độ phức tạp của phương pháp thẩm mỹ cũng như lựa chọn của khách hàng.
Quá trình nâng mũi sụn tự thân cần thực hiện theo đúng quy trình chuẩn Y Khoa
Sau khi hoàn thành thủ tục gây tê, bác sĩ sẽ lấy sụn ở cơ thể trước. Chất liệu sụn tự thân từ vách ngăn, sụn tai hoặc thậm chí là sụn sườn.
Tiếp theo sẽ mở đầu mũi để có thể nhìn thấy toàn bộ cấu trúc mũi. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn vừa lấy từ cơ thể để tạo hình dáng mũi giúp mũi cao hơn và hoàn thành dáng mũi như thống nhất ban đầu.
Bước 3: Chăm sóc, dặn dò chăm sóc sau khi phẫu thuật
Sau khi đã hoàn thành xong quy trình thực hiện nâng mũi, khách hàng sẽ được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu. Bạn sẽ được nằm nghỉ trên giường theo tư thế đầu cao hơn ngực để giảm chảy máu. Lúc này bạn sẽ được theo dõi cho đến khi đủ điều kiện để được chăm sóc tại nhà. Đồng thời, bác sĩ sẽ căn dặn cách vệ sinh, chăm sóc mũi sau khi nâng tại nhà đúng cách.
Review kinh nghiệm nâng mũi sụn tự thân chi tiết nhất
Nâng mũi bằng sụn tự thân là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi mang đến kết quả thẩm mỹ cao, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Thế nhưng, kỹ thuật thẩm mỹ này thực sự mang lại kết quả như mong đợi chỉ khi thực hiện đúng quy trình, ứng dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn y khoa và phù hợp với từng tình trạng khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo thêm những kinh nghiệm trước và sau khi nâng mũi dưới đây để có thêm kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nâng mũi.
Kinh nghiệm trước khi nâng mũi bằng sụn tự thân
Việc tìm hiểu, cân nhắc trước khi thực hiện bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để quá trình thẩm mỹ diễn ra an toàn, thuận lợi hơn. Một số lưu ý bạn tuyệt đối không được bỏ qua trước khi lựa chọn nâng mũi bằng sụn tự thân như sau.
- Không nên nâng mũi quá cao:
Bạn đừng nghĩ rằng mũi càng cao sẽ càng đẹp. Một chiếc mũi đẹp sẽ có tiêu chuẩn nhất định về độ cao, phù hợp với cơ địa, chất liệu sử dụng và tình trạng khuyết điểm của mỗi người. Đặc biệt đối với chất liệu sụn tự thân thì việc nâng mũi quá cao sẽ làm tăng nguy cơ co rút, biến chứng sau nâng mũi.
Nâng mũi quá cao khi sử dụng sụn tự thân có thể tăng nguy cơ gây biến chứng sau nâng mũi
- Cân nhắc lựa chọn chất liệu sụn phù hợp:
Sụn ở vành tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn đều không thể tùy tiện sử dụng. Mỗi loại sụn sẽ có những đặc tính riêng và thích hợp với từng nhu cầu chỉnh sửa mũi khác nhau. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không phù hợp có thể gây ra nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Đối với vấn đề này, bạn nên thảo luận trước với bác sĩ thẩm mỹ để có được lời khuyên phù hợp nhất.
- Tuyệt đối tìm hiểu kỹ lưỡng về địa chỉ thẩm mỹ
Với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn như hiện nay thì thật không quá khó để tìm thấy địa chỉ thẩm mỹ nâng mũi. Tuy nhiên, số lượng nhiều không đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ cũng được đảm bảo. Trên thực tế có không ít những cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ thiếu chuyên môn… gây ra nhiều biến chứng hoặc rủi ro đáng tiếc.
Do đó, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo những đánh giá, review thực tế từ khách hàng đã từng thực hiện nâng mũi để xem địa chỉ nào uy tín, đáng tin cậy để gửi gắm.
Nên cân nhắc thực hiện nâng mũi ở địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn tối đa
Những lưu ý trong chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân
Có một sự thật rằng chế độ chăm sóc tại nhà sau nâng mũi quyết định đến 40% kết quả thẩm mỹ sau cùng. Chỉ khi chăm sóc đúng cách, khoa học mới giúp bạn rút ngắn thời gian phục hồi, hạn chế các rủi ro, biến chứng và đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.
- Vệ sinh và thay băng trong 2 ngày đầu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Luôn giữ cho vết thương khô thoáng, sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
- Trong vòng 2 – 3 ngày đầu nên nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể hồi phục.
- Uống thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc lành sẹo… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Các hoạt động cần nhiều sức lực nên kiêng đến lúc vết thương hồi phục hoàn toàn.
- Tránh các biểu hiện quá mức trên khuôn mặt như cười nói quá nhiều, cười lớn quá mức hoặc nhai quá mạnh.
- Trong 2 ngày đầu bạn chỉ nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý nhẹ nhàng. Sau đó có thể đánh răng nhưng cần cử động nhẹ nhàng để hạn chế ảnh hưởng đến mũi.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây để cung cấp khoáng chất cho cơ thể hạn chế táo bón.
- Uống nhiều nước để tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp cơ thể nhanh hồi phục và khỏe mạnh hơn.
- Thời gian chờ mũi hồi phục, bạn chỉ nên mặc quần áo có nút cài phía trước, tránh mặc áo kéo qua đầu có thể làm ảnh hưởng đến vết thương nơi mũi.
- Không sử dụng kính râm, kính cận hoặc trang điểm trong ít nhất 4 tuần sau nâng mũi để tránh gây áp lực, ảnh hưởng đến dáng mũi.
Chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi theo hướng dẫn để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt được kết quả thẩm mỹ hài lòng nhất
Giải đáp một số băn khoăn thường gặp trong nâng mũi sụn tự thân
Ngoài những vấn đề trên, xoay quanh phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân còn có rất nhiều câu hỏi được đông đảo chị em quan tâm khi lựa chọn. Dưới đây là giải đáp một số băn khoăn thường gặp về phương pháp sử dụng sụn tự thân nâng mũi.
Phương pháp nâng mũi sụn tự thân có vĩnh viễn không?
Có lẽ băn khoăn nâng mũi sụn tự thân được bao lâu? có vĩnh viễn không? luôn được nhiều chị em quan tâm hàng đầu. Thông thường, việc sử dụng sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể nên hoàn toàn không gây biến chứng.
Phương pháp này có thể duy trì kết quả lâu dài từ 10 đến 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu bạn đảm bảo được các yếu tố như: Thực hiện nâng mũi ở địa chỉ uy tín bởi bác sĩ có tay nghề cao, thao tác theo quy trình chuẩn Y Khoa, sử dụng chất liệu sụn phù hợp và chăm sóc đúng cách tại nhà.
Phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân có thể duy trì được kết quả lâu dài, thậm chí vĩnh viễn nếu đảm bảo đầy đủ các yếu tố
Sau khi nâng mũi sụn tự thân có bị teo lại không?
Mặc dù phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân có khả năng mang đến dáng mũi cao mềm mại, đẹp tự nhiên và lâu bền với thời gian, nhưng trên thực tế có không ít khách hàng sau khi nâng mũi bằng cách này cũng gặp phải tình trạng sụn bị teo.
Tuy nhiên, đây là thường hợp hiếm gặp do quá trình thực hiện bác sĩ thẩm mỹ đã có sai sót trong quá trình đặt sụn hoặc thao tác sai quy trình. Đôi khi do không đủ chuyên môn hoặc thiếu kinh nghiệm mà bác sĩ không tính toán được chính xác lượng sụn tự thân cần để nâng mũi. Khi kích thước không tương thích sẽ không tiếp nhận được dinh dưỡng từ cơ thể dẫn đến thiếu hụt và dần bị teo lại theo thời gian.
Do đó, bạn hãy cân nhắc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ nâng mũi tay nghề cao để quá trình phẫu thuật nâng mũi diễn ra an toàn để tránh xa nỗi lo sụn tự thân bị teo lại sau này.
Nên nâng mũi sụn tự thân hay nhân tạo?
Có rất nhiều người lo ngại sau khi nâng mũi sẽ xuất hiện các biến chứng xấu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Do đó, trước khi đưa ra quyết định thường phân vân không biết nên nâng mũi sụn tự thân hay nhân tạo.
Mỗi phương pháp nâng mũi đều sở hữu những ưu điểm riêng. Việc lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân trong nâng mũi còn phụ thuộc vào khuyết điểm và nhu cầu thay đổi dáng mũi của mỗi khách hàng. Có những trường hợp, chỉ cần sử dụng sụn tự thân nhưng cũng có trường hợp nên kết hợp cả sụn tự thân và nhân tạo trong thẩm mỹ.
Vì vậy, trong từng trường hợp, các chuyên gia thẩm mỹ sẽ linh động tư vấn cách kết hợp đúng đắn để tạo nên dáng mũi hoàn hảo theo đúng mong muốn của khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn và duy trì được kết quả thẩm mỹ lâu dài.
Trên đây là những tổng hợp chi tiết nhất về phương pháp nâng mũi sụn tự thân. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Hãy liên hệ đến hotline 1900 886 678 để được tư vấn và giải đáp băn khoăn chi tiết nhất.