6 nguyên nhân nâng mũi bị nổi mụn và cách khắc phục

Ngày đăng: 03/03/2023 01:14 PM

    Những nguyên nhân dẫn đến việc nâng mũi bị nổi mụn

    Theo thống kê y tế, số lượng phụ nữ xuất hiện mụn sau khi nâng mũi là khoảng 86.2%, nam giới là 70%. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này tới từ việc dùng nhiều kháng sinh, da bị bí bách, chăm sóc mũi chưa đúng cách, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, do rối loạn nội tiết tố,… Thông tin chi tiết như sau:

     

     

    Nâng mũi bị nổi mụn do dùng nhiều thuốc kháng sinh

    Sau khi nâng mũi, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm cho bạn. Đây đều là những loại thuốc kháng sinh mạnh nên có thể khiến cơ thể bị nổi mụn nếu dùng liên tục một thời gian.

     

    Nếu các nốt mụn nhỏ, không có mủ hay khiến mũi bị sưng thì bạn không cần quá lo lắng. Việc bạn cần làm là uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo gợi ý của bác sĩ. Còn trong trường hợp mụn ngày một mọc nhiều và dày đặc, bạn nên liên hệ tới địa chỉ phẫu thuật mũi để được chuyên gia tư vấn hướng xử lý phù hợp.

     

    Nâng mũi bị nổi mụn có thể là do dùng nhiều kháng sinh

    Nâng mũi bị nổi mụn có thể là do dùng nhiều kháng sinh

     

    Rối loạn nội tiết tố tự thân

    Tình trạng sau khi nâng mũi bị nổi mụn có thể tới từ sự rối loạn nội tiết tố cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân rất khó kiểm soát vì tới thời điểm hiện tại khoa học chưa xác định được chính xác lý do cũng như thời điểm việc rối loạn này xảy ra. Dẫu vậy, các chuyên gia đều cho rằng việc căng thẳng quá độ có thể khiến nội tiết tố biến đổi và dẫn tới nổi mụn.

     

    Mọc mụn ở mũi sau phẫu thuật có thể là do rối loạn nội tiết tố

    Mọc mụn ở mũi sau phẫu thuật có thể là do rối loạn nội tiết tố

     

    Nâng mũi bị nổi mụn có thể do da bí bách

    Da bị bí bách do dùng nẹp mũi sau phẫu thuật có thể khiến bộ phận này dễ nổi mụn. Nếu bạn vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế số lượng mụn xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thời gian tháo nẹp theo yêu cầu của bác sĩ, khoảng 3-4 ngày sau phẫu thuật mũi. Còn những trường hợp nâng mũi phức tạp hơn thì cần đeo nẹp lâu hơn để sụn mũi ổn định.

     

    Chăm sóc mũi chưa hợp lý

    Vệ sinh mũi là bước quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngứa ngáy cũng như nổi mụn. Sau phẫu thuật, mũi sẽ rất nhạy cảm, da mũi sẽ mỏng hơn bình thường nên bạn cần nhẹ tay, tránh chà xát mạnh khiến mũi bị đau và lệch sụn.

     

    Dinh dưỡng mất cân đối

    Theo các bác sĩ phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học có thể là nguyên nhân nâng mũi bị nổi mụn. Cụ thể, việc dùng nhiều ớt, tỏi và tiêu làm gia vị sẽ tăng mùi thơm và vị cho đồ ăn nhưng lại khiến cơ thể nóng và dễ nổi mụn hơn.

     

    Ăn nhiều đồ cay nóng dễ khiến mũi nổi mụn sau phẫu thuật

    Ăn nhiều đồ cay nóng dễ khiến mũi nổi mụn sau phẫu thuật

     

    Nếu bạn là người yêu thích món ăn chiên rán thì lượng dầu mỡ nạp vào người sẽ tăng cao khiến các phản ứng viêm dễ sinh ra hơn nên dẫn tới mọc mụn hoặc thậm chí mưng mủ.

     

    Nâng mũi bị nổi mụn do thường xuyên thức khuya

    Sau nâng mũi, bộ phận này sẽ bị đau buốt nên dễ dẫn tới hiện tượng khó ngủ hoặc mất ngủ. Chính điều này sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn và dẫn tới hiện tượng nổi mụn ở mũi sau phẫu thuật.

     

    Nâng mũi bị nổi mụn có nguy hiểm không?

    Hiện tượng nâng mũi bị nổi mụn không gây nguy hiểm nếu nốt mụn nhỏ, không có mủ. Còn trong trường hợp mụn bọc to và gây ra sưng tấy cho mũi thì bạn cần liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn hướng xử lý. Tuyệt đối, bạn không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà để tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

     

    Nổi mụn ở mũi sau thẩm mỹ không quá nguy hiểm

    Nổi mụn mủ ở mũi sau thẩm mỹ không quá nguy hiểm

     

    Có được nặn mụn ở mũi khi đã thực hiện nâng mũi không?

    Sau khi nâng mũi bị nổi mụn mủ hay mụn đầu đen thì bạn không nên nặn mụn dưới bất kỳ hình thức nào. Lý do là vì lúc này mũi chưa ổn định nên rất dễ bị lệch sống hoặc lệch hẳn sang một bên do tác động của ngoại lực vào bộ phận này. Cách an toàn nhất là bạn nên vệ sinh mũi cẩn thận bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.

     

    Không nên nặn mụn ngay sau khi nâng mũi

    Không nên nặn mụn ngay sau khi nâng mũi

     

    Thời gian phù hợp để loại bỏ mụn là sau khoảng 4 – 6 tuần nâng mũi. Lúc này, vết thương hở ở mũi đã gần như lành hoàn toàn và sụn mũi đã ổn định hơn nên đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ. Tuy nhiên, thay vì dùng dụng cụ nặn mụn, bạn nên dùng miếng lột mụn hoặc sản phẩm trị mụn.

     

    Biện pháp khắc phục mụn sau khi nâng mũi

    Cách khắc phục hiện tượng nâng mũi bị nổi mụn sẽ dựa vào tình trạng tổn thương của mũi. Chúng tôi sẽ chia ra hai trường hợp để bạn dễ theo dõi như sau:

     

    Trường hợp 1: Đối với loại mụn không gây đau nhức

    Đây thường là mụn cám rất nhỏ nên không gây ra viêm sưng hoặc đau nhức. Chúng chỉ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy nhẹ và làm bề mặt da gồ ghề. Cách xử lý đơn giản là vệ sinh mũi theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu mụn xuất hiện do dùng nhiều kháng sinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được điều chỉnh thuốc.

     

    Đeo khẩu trang hạn chế bụi bẩn xâm nhập khiến mụn mọc nhiều hơn

    Đeo khẩu trang hạn chế bụi bẩn xâm nhập khiến mụn mọc nhiều hơn

     

    Khi ra đường, bạn cần đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn bám vào mũi khiến lượng mụn xuất hiện nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng nên loại bỏ các món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

     

    Trường hợp 2: Đối với mụn gây sưng và đau nhức

    Với những đối tượng bị mụn to và chứa mủ khiến cho mũi đau nhức dữ dội và sưng tấy thì cần tới bệnh viện kiểm tra. Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiêu viêm sưng để bạn dùng tại nhà. Ngoài ra, chuyên gia y tế sẽ đưa thêm những gợi ý về cách vệ sinh để giúp lượng mụn giảm nhanh hơn.

     

    Cách để hạn chế nổi mụn ở mũi sau phẫu thuật

    Bên cạnh việc khắc phục tình trạng nâng mũi bị nổi mụn, bạn cũng nên biết cách để chủ động hạn chế vấn đề này. Những việc cần làm sẽ được thẩm mỹ viện Adona tổng hợp dưới đây:

     

    Cung cấp vitamin A và vitamin C cho cơ thể

    Vai trò của vitamin A là thúc đẩy quá trình tái tạo da, còn vitamin C có nhiệm vụ tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì đặc điểm này, đây là hai loại vitamin bạn cần bổ sung sau nâng mũi để hạn chế mụn và biến chứng hậu phẫu.

     

    Liều lượng vitamin A cơ thể nên bổ sung hằng ngày là khoảng 700-900 mcg/ngày, vitamin C là khoảng 75 – 90g/ngày. Tên những thực phẩm cụ thể bạn nên dùng để chế biến các bữa ăn hàng ngày gồm:

    • Vitamin A: Khoai lang, cà rốt, rau bina, đậu mắt đen, ớt chuông, đu đủ, dưa lưới, mơ khô, bắp cải, bí ngô, cà chua,…
    • Vitamin C: Cam, quýt, bưởi, súp lơ trắng, kiwi, bông cải xanh, dưa lưới vàng, khoai tây, dâu tây,…

     

    Mặt khác, bạn cũng cần bổ sung thêm protein trong thịt heo, hạt chia, đậu nành,… để thúc đẩy vết thương hở ở mũi lành nhanh hơn.

     

    Vitamin A có vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo da

    Vitamin A có vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo da

     

    Không dùng những loại thực phẩm trong danh sách cấm

    Một trong những cách hạn chế nâng mũi bị nổi mụn hiệu quả nhất là bạn nên tránh xa những thực phẩm như trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản tươi, đồ ăn từ nếp, đồ ăn đóng hộp, đồ muối chua,…

     

    Vệ sinh mũi sạch sẽ

    Muốn hạn chế mụn ở mũi sau thẩm mỹ, bạn cần vệ sinh sạch sẽ khu vực này để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Tốt nhất là dùng nước muối sinh lý để làm sạch cánh mũi và vùng da xung quanh, không dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.

     

    Nâng mũi bị nổi mụn không phải là vấn đề nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn nắm được nguyên nhân và biết cách xử lý, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.

    Zalo
    Hotline