Nâng mũi trước khi mang thai được không?
Theo chuyên gia, phụ nữ có thể nâng mũi trước khi mang thai nhưng cần đảm bảo thời gian phẫu thuật nâng mũi và mang thai cách nhau khoảng 6 tháng. Bởi lẽ, việc nâng mũi trong quá trình mang thai rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Có thể nâng mũi trước khi mang thai
Chính vì thế, các bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chỉ nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi khi thể trạng tốt, không mang thai hoặc đang cho con bú.
Có bầu nâng mũi được không?
Trong thời gian mang thai, phụ nữ tuyệt đối không được thực hiện thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật nâng mũi vì có thể gặp những vấn đề sau đây:
Thuốc gây tê, gây mê ảnh hưởng thai nhi
Để giảm thiểu những cơn đau đớn cho khách hàng trong quá trình nâng mũi, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê. Thành phần chính của 2 loại thuốc này là Lidocain có tác dụng làm tê liệt các dây thần kinh trong khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác động xấu cho thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu bác sĩ tiêm quá liều. Ngoài ra, chất độc của thuốc cũng có thể khiến phụ nữ bị sảy thai hoặc thai nhi chậm phát triển.
Mang thai làm sai lệch kết quả nâng mũi
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có tốc độ bình phục, lành vết thương chậm hơn người bình thường khoảng 4-5 lần vì cơ địa nhạy cảm và nguồn dinh dưỡng đang tập trung “nuôi” thai nhi.
Khi mang thai, làn da của phụ nữ cũng sạm đi và cánh mũi cũng to bè ra, khiến các bác sĩ không thể phán đoán chính xác tình trạng mũi của họ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thẩm mỹ. Ngoài ra, chị em cũng thường bồn chồn, lo lắng trong quá trình nâng mũi, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Đặc biệt, khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ bị suy yếu nên có thể gặp nhiều biến chứng như sụn mũi bị kích ứng, nhiễm trùng mũi, mũi hoại tử,…
Mang thai có thể làm sai lệch kết quả của phương pháp nâng mũi
Phải uống thuốc kháng sinh, không tốt cho thai nhi
Việc uống thuốc kháng sinh sau khi nâng mũi là hoàn toàn cần thiết, giúp kháng khuẩn, giảm viêm sưng và làm dịu đi những cơn đau nhức. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến thai nhi chậm phát triển và mắc dị tật bẩm sinh.
Do đó, các bạn tuyệt đối không được nâng mũi hoặc thực hiện những thủ thuật xâm lấn trong thời gian mang thai.
Sinh con xong bao lâu được nâng mũi?
Phụ nữ có thể thực hiện nâng mũi khi em bé đã ngưng sữa mẹ hoàn toàn. Bởi lẽ, việc nâng mũi có sử dụng thuốc gây tê, gây mê nên ảnh hưởng nhiều đến tuyến sữa.
Ngoài ra, sau khi nâng mũi, chị em cũng phải duy trì việc uống thuốc kháng sinh để làm dịu đi những cơn đau nhức. Việc uống quá nhiều thuốc kháng sinh có thể khiến sức khỏe của em bé yếu đi và tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh vì em bé hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ thông qua đường sữa.
Chính vì thế, các bạn nên cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian nâng mũi phù hợp nhất sau khi sinh em bé để đẩy lùi những rủi ro nghiêm trọng cho cả sức khỏe của mẹ lẫn bé.
Sau khi nâng mũi, chị em cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, góp phần đạt hiệu quả như mong đợi.
Phụ nữ có thể nâng mũi khi em bé không còn bú sữa mẹ
Những đối tượng không được nâng mũi
Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề có nâng mũi trước khi mang thai không, các bạn cũng nên quan tâm đến những trường hợp không được nâng mũi sau đây để ngăn ngừa những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe:
Chưa đủ 18 tuổi
Theo chuyên gia, các bạn nên thực hiện nâng mũi khi đủ 18 tuổi vì trước độ tuổi này cấu trúc mũi chưa hoàn thiện. Nếu như bạn thực hiện nâng mũi trước 18 tuổi thì bác sĩ không chẩn đoán được chính xác dáng mũi phù hợp nhất với gương mặt của bạn và không đạt hiệu quả tốt ưu nhất.
Chính vì thế, chị em tuyệt đối không được phẫu thuật thẩm mỹ hoặc thực hiện thủ thuật xâm lấn khi chưa đủ 18 tuổi.
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao
Những người có tiền sử tim mạch và huyết áp cao có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật nếu như nhịp tim, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra khi họ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của họ.
Người mắc bệnh huyết áp cao tuyệt đối không được nâng mũi
Trường hợp thể trạng yếu
Những người đau ốm, thể trạng yếu và thường xuyên suy nhược cơ thể thì không nên phẫu thuật nâng mũi vì hiệu quả thẩm mỹ sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, các bạn chỉ nên thực hiện nâng mũi khi cơ thể khỏe mạnh và nhịp tim, huyết áp ổn định nhất.
Người có vấn đề sức khỏe liên quan đến mũi
Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp nâng mũi không phù hợp với những người bị bệnh viêm xoang, viêm mũi cấp tính, viêm mũi dị ứng và những người có nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến mũi.
Người bị viêm xoang không được nâng mũi
Người mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp tình trạng máu khó đông và vết thương sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục. Bên cạnh đó, dáng mũi cũng sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi khi máu khó đông.
Chính vì thế, chị em nên khám sức khỏe định kỳ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi.
Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Bên cạnh những trường hợp kể trên thì những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng tuyệt đối không được phẫu thuật nâng mũi. Bởi lẽ, trong những ngày “đèn đỏ” lượng hoocmon sẽ thay đổi đột ngột và lượng máu trong cơ thể cũng không ổn định. Do đó, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn nếu các bạn thực hiện nâng mũi trong thời kỳ kinh nguyệt.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho chị em về vấn đề có được nâng mũi trước khi mang thai không và những đối tượng không được mang thai. Đặc biệt, các bạn cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hợp lý trong thời gian mang thai để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.