Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Cần kiêng bao lâu?

Ngày đăng: 29/05/2023 12:19 PM

    Mắm tôm có lợi cho sức khỏe hay không?

    Trước khi đi đến phần giải đáp nâng mũi ăn mắm tôm được không, cùng mình khám phá vì sao thức chấm này lại được ưa chuộng đến thế.

     

    Mắm tôm là một thức chấm được nhiều người ưa chuộng

    Mắm tôm là một thức chấm được nhiều người ưa chuộng

     

    Với những bạn trẻ hiện nay, chắc sẽ không còn xa lạ gì với món bún đậu mắm tôm. Đặc biệt, điều khiến thực khách không thể quên đó chính là mắm tôm. Sự kết hợp giữa một thức chấm “nặng mùi” cùng với bún, rau, nem, chả, cốm,… ấy thế mà hài hoà và ngon đến lạ. Bên cạnh đó, người ta thường sử dụng mắm tôm cho nhiều món ăn khác như lẩu cua đồng, bún riêu,…

     

    Vậy mắm tôm có lợi gì cho sức khoẻ của chúng ta hay không? Để có thể tạo ra được món mắm tôm, người ta sẽ ủ tôm biển cùng với muối. Trải qua quá trình lên men tự nhiên, thông thường là khoảng 6 tháng để có thể cho ra đời thức chấm ngon miệng này.

     

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mắm tôm chứa nhiều enzyme có thể chuyển hoá thành acid amin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, món chấm này còn chứa hàm lượng protein, canxi,… cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn mắm tôm ở những cơ sở sản xuất uy tín.

     

    Mắm tôm chứa hàm lượng protein và canxi cao

    Mắm tôm chứa hàm lượng protein và canxi cao

     

    Nâng mũi có ăn mắm tôm được không, vì sao?

    Nếu mắm tôm có lợi cho sức khoẻ như thế thì nâng mũi ăn mắm tôm được không? Theo các chuyên gia, sau khi thực hiện thẩm mỹ mũi thì không nên ăn mắm tôm trong thời gian đầu. Mặc dù, mắm tôm sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng với đa dạng các chất, nhưng với những người sau chỉnh hình mũi không nên ăn mắm tôm. Vì những lý do sau đây:

     

    Hình thành sẹo

    Mắm tôm có lượng Axit amin Tyrosine cao, đặc biệt chất này sẽ chuyển hóa thành melanin khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Chính vì thế, vết thương ở mũi rất dễ hình thành sẹo thâm, chênh lệch màu sắc với các vùng da lân cận, gây mất thẩm mỹ.

     

    Dễ bị ngộ độc

    Với những người sau khi phẫu thuật nói chung và điều chỉnh mũi nói riêng, sức khoẻ chưa được hồi phục nếu ăn mắm tôm rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột như đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy, tả, lỵ,… Bởi vì, trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất mắm tôm vì lợi nhuận mà bỏ qua khâu kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình ủ và lên men không đảm bảo đã hình thành dòi, mốc.

     

    Ăn phải mắm tôm rất dễ bị buồn nôn, tiêu chảy

    Ăn phải mắm tôm rất dễ bị buồn nôn, tiêu chảy

     

    Đó chính là một môi trường “dinh dưỡng” cho vi khuẩn E.coli phát triển. Nếu bạn ăn phải loại mắm tôm này sẽ rất dễ bị các bệnh ký sinh trùng, thậm chí có thể ngộ độc, tử vong.

     

    Gây ra hiện tượng dị ứng

    Trong mắm tôm có chứa lượng protein cao, giúp cơ thể tạo nên các kháng thể chống lại làm vùng vết thương bị dị ứng, xuất hiện mẩn đỏ, ngứa,… Điều đó sẽ khiến vết thương lâu hồi phục, viêm nhiễm và gây sẹo.

     

    Giảm cảm giác thèm ăn

    Với những người sau khi nâng mũi sẽ có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt, với những món ăn “nặng mùi” sẽ làm giảm cảm giác muốn ăn. Khi cơ thể không được cung cấp năng lượng, mất sức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục vết thương sau khi nâng mũi.

     

    Mắm tôm “nặng mùi” giảm cảm giác thèm ăn

    Mắm tôm “nặng mùi” giảm cảm giác thèm ăn

     

    Như vậy, qua 4 lý do chính trên đã giải đáp cho câu hỏi nâng mũi ăn mắm tôm được không. Vì thế, dù bạn có thèm cũng nên cố gắng nhịn để có dáng mũi ưng ý nhất.

     

    Cần kiêng mắm tôm bao nhiêu lâu sau khi nâng mũi?

    Với những ai yêu thích mắm tôm, chắc chắn không chỉ dừng lại ở thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm được không, mà họ còn quan tâm đến thời gian kiêng cữ thức chấm này đúng không nào?

     

    nâng mũi ăn mắm tôm được không

    Nâng mũi cần kiêng khem mắm tôm từ 1 – 3 tháng tùy theo cơ địa từng người

     

    Để có thể cho ra kết quả thẩm mỹ mũi ưng ý nhất, bạn cần kiêng khem mắm tôm từ 1 – 3 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa của từng người mà thời gian kiêng cữ cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn có sức khoẻ tốt cùng với cơ địa “lành tính” thì chỉ khoảng 1 thoáng là bạn có thể tự tin ăn uống bình thường.

     

    Ngược lại, với những bạn có cơ địa dễ lên sẹo, hoặc đang gặp các bệnh lý như rối loạn máu đông,… thì khoảng thời gian kiêng cữ có thể kéo dài từ 2 -3 tháng.

     

    Những món ăn có chứa mắm tôm mà bạn cần tránh

    Ngoài việc không nên dùng thức chấm này sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý đến những món ăn có chứa mắm tôm, để tránh trường hợp bạn ăn phải mà không hề hay biết.

     

    Bún riêu cua đồng

    Bún riêu cua đồng mà một món ăn gây thương nhớ cho thực khách khi đặt chân đến Hà Nội bởi nét dân giã, bình dân, đậm đà hương vị đồng nội. Điều ấn tượng của món ăn này không chỉ đến từ hương vị đặc trưng của riêu cua mà còn xen lẫn mùi mắm tôm đậm đà.

     

    Bún riêu cua dễ làm viêm ngứa cho vết thương

    Bún riêu cua dễ làm viêm ngứa cho vết thương

     

    Tuy nhiên, với những ai mới phẫu thuật mũi đôi khi sẽ khó nhận ra được mình đã ăn phải mắm tôm. Bên cạnh đó, gạch cua trong món ăn này cũng chứa chất dễ làm dị ứng, viêm ngứa cho vết thương. Do đó, bạn không nên ăn bún riêu cua sau khi nâng mũi.

     

    Bún thang

    Bún thang là một món ăn thanh tao của người dân xứ Hà thành. Điểm nhấn của món ăn này không chỉ là sự kết hợp của các màu sắc khác nhau mà còn từ hương vị đặc trưng của tinh dầu cà cuống và mắm tôm. Hấp dẫn là thế, nhưng với những ai mới nâng mũi thì không nên ăn bún thang vì thành phần mắm tôm có trong bún. Do đó, đây cũng là một món ăn bạn nên kiêng sau nâng mũi.

     

    Bún thang có mắm tôm không tốt cho vết thương

    Bún thang có mắm tôm không tốt cho vết thương

     

    Bún ốc

    Bún ốc là món ăn đọng lòng người bởi hương thơm không lẫn đi đâu được. Tuy nhiên đây cũng là món ăn không nên dùng sau khi nâng mũi. Ốc và mắm tôm trong loại bún này rất dễ làm vết thương mưng mủ, ngứa, viêm và gây ra sẹo thâm, lồi.

     

    Ốc và mắm tôm có trong bún ốc sẽ khiến vết thương mưng mủ, ngứa

    Ốc và mắm tôm có trong bún ốc sẽ khiến vết thương mưng mủ, ngứa

     

    Mắm chưng thịt

    Mắm chưng thịt là một món ăn rất đưa cơm. Tuy nhiên, thành phần chính của món ăn này chính là thịt, trứng và mắm tôm. Trong đó, mắm tôm và trứng sẽ khiến vết thương lâu lành, làm loang lổ màu, để lại vết sẹo lồi cho da.

     

    Mắm chưng thịt có hàm lượng protein cao dễ làm vết thương hình thành sẹo

    Mắm chưng thịt có hàm lượng protein cao dễ làm vết thương hình thành sẹo

     

    Khi lỡ ăn mắm tôm cần phải làm gì?

    Có những trường hợp, khi chưa tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống sau phẫu thuật, hoặc không biết nâng mũi ăn mắm tôm được không nên đã lỡ ăn loại mắm này. Nếu như bạn không phát hiện ra sớm sẽ dễ dẫn đến những chuyển biến xấu cho cơ thể.

     

    Sau khi nhận ra mình đã ăn phải mắm tôm, bạn cần uống thật nhiều nước lọc, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như cam, quýt, lựu,… để có thể bão hoà được lượng mắm tôm mà mình mới tiêu thụ. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra ngay danh sách những thực phẩm cấm kỵ sau khi nâng mũi để không phạm phải trường hợp trên lần nữa.

     

    Nếu như, cơ thể có những biến chứng nặng, cần lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống, hoặc áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

     

    Nếu lỡ tiêu thị mắm tôm cần uống thật nhiều nước ép và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa

    Nếu lỡ tiêu thị mắm tôm cần uống thật nhiều nước ép và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa

     

    Những loại mắm nên và không nên ăn sau khi nâng mũi

    Mắm là một thức chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài việc kiêng cữ mắm tôm, thì bạn cần kiêng loại mắm nào nữa không, hoặc có thể ăn mắm gì?

     

    Những loại mắm không nên ăn sau nâng mũi

    Hiện nay, các loại mắm trên thị trường thông thường đều được làm từ thực phẩm tươi sống, muối trải qua quá trình lên men, chính vì thế không phù hợp với người sau khi phẫu thuật nâng mũi.

     

    Đặc biệt, những loại mắm được làm từ hải sản mà bạn cần kiêng khem như mắm ruốc, mắm nêm, mắm mực, mắm ruột,… Vì những loại thức chấm này rất dễ gây ra các phản ứng như dị ứng, tiêu chảy, đau bụng, gây ra tình trạng mưng mủ cho vết thương. Nếu sử dụng quá nhiều mắm, còn rất dễ làm hình thành sẹo trên mũi.

     

    Hạn chế ăn nước mắm cá sau khi nâng mũi

    Hạn chế ăn nước mắm cá sau khi nâng mũi

     

    Giải pháp thay thế loại mắm truyền thống là gì?

    Nếu bạn muốn ăn mắm thì có thể sử dụng để chấm với một lượng nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước mắm được làm từ thực vật để thay thế. Nước mắm chay được chế biến từ nước dừa, điều, đậu nành nên có mùi thanh, thơm nhẹ. Hơn nữa, còn giúp cung cấp lượng protein lành mạnh, cần thiết với người mới nâng mũi, tránh được các hiện tượng kích ứng, ngộ độc cho cơ thể.

     

    Như vậy, không chỉ kiêng mắm tôm, mà bạn cần xem xét với nhiều loại thức chấm khác, để có thể đảm bảo vết thương được hồi phục nhanh chóng.

     

    Có thể thay thế các loại mắm từ hải sản bằng mắm chay sau khi nâng mũi

    Có thể thay thế các loại mắm từ hải sản bằng mắm chay sau khi nâng mũi

     

    Hy vọng với bài viết này Thẩm mỹ viện Adona đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm được không. Bên cạnh đó, nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến nâng mũi và các chủ đề về thực phẩm cần thiết cho quá trình hồi phục sau nâng mũi hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 886 678 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

    Zalo
    Hotline