Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?
Nâng mũi là một phương pháp phẫu thuật chỉnh hình, thay đổi dáng mũi lẫn kích thước, nhằm khắc phục những khuyết điểm mũi mà người sở hữu không mong muốn. Từ đó, mang lại cho người sở hữu chiếc mũi đẹp, tỉ lệ hài hòa với cấu trúc gương mặt, dáng mũi thanh thoát, giúp tổng thể gương mặt hoàn hảo và sắc nét hơn.
Nâng mũi giúp gương mặt hài hòa, cân xứng tỷ lệ gương mặt
Bên cạnh đó, nâng mũi còn được thực hiện với mục đích sửa những dáng mũi bị dị tật bẩm sinh, chất thương hay cải thiện chức năng hô hấp của mũi. Ngoài ra, một số người còn nâng mũi với mục đích thay đổi tướng số gương mặt hay chỉ đơn giản là muốn thay đổi dáng mũi hợp xu hướng.
Có thể thấy, nâng mũi mang lại rất nhiều công dụng, tuy nhiên dù là mục đích nào thì sau nâng mũi, chiếc mũi của bạn cũng sẽ trải qua những giai đoạn hồi phục, ổn định và tạo dáng mũi chuẩn.
Các giai đoạn mũi hồi phục và lên phom chuẩn
Để lý giải cho câu hỏi “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?” thì bạn cần nắm được các giai đoạn hồi phục và tạo phom chuẩn sau nâng mũi. Cụ thể như sau:
Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu:Thời điểm này chiếc mũi của bạn thường có hiện tượng sưng đỏ nhẹ và hơi nhói, thậm chí cũng có nhiều người cơ địa tốt nên không hề có những dấu hiệu này. Tuy nhiên, dù có hay không những tình trạng này thì đây đều là biểu hiện bình thường sau nâng mũi, chúng sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày.
Giai đoạn từ 7-10 ngày nâng mũi: Lúc này các vết thương phẫu thuật nâng mũi dần hồi phục, đóng vảy và lành lại. Đồng thời, đây cũng là thời điểm các bác sĩ căn dặn bệnh nhân trở lại cắt những sợi chỉ khâu vết thương và tháo nẹp.
Giai đoạn từ 3-4 tuần: Đây là thời điểm quan trọng để dáng mũi gom lại, mềm mại và lên phom đẹp nhất.
Những con số trong mỗi giai đoạn có thể thay đổi chênh lệch, bởi mỗi người có cơ địa khác nhau.
Giai đoạn vết mổ phẫu thuật sau nâng mũi dần hồi phục là từ 3-4 tuần
Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?
Dựa vào những cột mốc và biểu hiện của mũi trong quá trình mũi hồi phục và tạo phom đẹp, chúng ta có thể kết luận thời điểm đầu mũi mềm mại là trong khoảng 1-2 tháng sau nâng mũi. Đây là thời điểm mũi đã hồi phục và tạo dáng phom đẹp, cũng là lúc đầu mũi không còn cứng, mềm mại hơn.
Sau khoảng 1-2 tháng sau nâng mũi đầu mũi sẽ mềm lại
Tuy nhiên, theo các bác sĩ thẩm mỹ thì thời điểm mũi đẹp tự nhiên, đầu mũi mềm mại như mũi thật, tỉ lệ mũi hài hòa nhất với gương mặt thì sẽ cần phải mất khoảng 3-6 tháng. Do đó, để sở hữu chiếc mũi nâng đẹp nhất thì sau khi nâng mũi bạn cần phải chăm sóc mũi kỹ càng, tuân thủ lời căn dặn của bác sĩ, kiêng cữ một số món ăn ảnh hưởng đến mũi và bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm tốt cho mũi.
Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?
Thông thường, bạn cần khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần để đầu mũi hết to sau khi nâng mũi. Khoảng thời gian này vừa đủ để mũi thích nghi được vật liệu nâng mũi và dần vào form ổn định, nhỏ dần. Từ tháng thứ 3 trở đi, mũi sau nâng sẽ hồi phục hoàn toàn và đạt được kết quả thẩm mỹ hài lòng nhất.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người cùng các yếu tố như: tay nghề bác sĩ, vật liệu nâng mũi… mà thời gian đầu mũi hết to ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bạn đảm bảo được tất cả các điều kiện trên thì khoảng thời gian đầu mũi hết to sau nâng sẽ được rút ngắn hơn.
Thời gian mũi hết to sau nâng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Nguyên nhân đầu mũi bị cứng sau nâng
Như những thông tin phân tích ở nội dung trên, có thể thấy tình trạng mũi bị cứng sau nâng mũi là một biểu hiện bình thường. Tình trạng này sẽ hết sau khoảng 3-4 tuần, cũng là thời điểm mũi bắt đầu mũi mềm mại. Tuy nhiên nếu sau khoảng thời gian này, đầu mũi vẫn cứng, thậm chí còn bị đơ thì đây dấu hiệu cảnh báo chiếc mũi của bạn đã bị hỏng.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầu mũi bị cứng phần lớn đến từ cơ sở nâng mũi kém chất lượng, bác sĩ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm thực hiện. Để chi tiết hơn thì đầu mũi bị cứng sau nâng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
- Các mô mềm của mũi bị xâm lấn, gây ra sưng, bóng đỏ đầu mũi, mũi hơi co kéo.
- Sử dụng sụn nâng mũi “dỏm”, sụn không thích nghi được với các liên kết mô mũi, tạo ra hiện tượng xơ cứng mũi. Khi tình trạng này xuất hiện bạn nên tìm cách kịp thời để tránh nhiễm trùng, biến chứng.
- Cách chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách.
Mũi bị cứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, nếu sau giai đoạn mũi hồi phục, lên màu đẹp, nhưng tình trạng đầu mũi bị xơ cứng thì nên tìm cách khắc phục kịp thời để tránh để lại những rủi ro không mong muốn.
Cách khắc phục tình trạng đầu mũi cứng sau nâng
Đối với tình trạng đầu mũi bị xơ cứng sau nâng thì bạn chỉ có một giải pháp duy nhất là tìm đến cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện uy tín, để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, để loại bỏ phần mô bị xơ cứng các bác sĩ sử dụng phương pháp tiêm Steroid vào đầu mũi. Tuy nhiên, phương pháp này không làm cho đầu mũi hết cứng và mềm mại ngay lập tức mà cần phải đợi sau khoảng 2-3 tháng thì mới kết quả. Nếu sau thời gian này, đầu mũi vẫn chưa mềm trở lại mà vẫn còn cứng thì giải pháp khắc phục tốt nhất thời điểm này là tháo sụn và sửa lại mũi bằng cách tái phẫu thuật.
Chung quy lại, nếu sau nâng mũi khoảng 1 tháng nhưng đầu mũi vẫn còn cứng thì bạn nên nhanh chóng đến những cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện uy tín để được bác sĩ giỏi tư vấn giải pháp, khắc phục kịp thời, trước khi mũi bị tổn thương nặng, thậm chí hoại tử.
Những lưu ý chăm sóc để mũi không bị cứng, nhanh hồi phục
Tình trạng mũi bị cứng sau nâng khiến cho nhiều người lo lắng nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm. Và dựa vào những phân tích nêu trên thì có thể thấy đầu mũi bị cứng cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là cách chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách. Do đó, để đầu mũi sau nâng nhanh chóng mềm, không bị cứng và nhanh lành thì hãy lưu ý một số điều dưới đây:
- Trong khoảng thời gian 48h đầu tiên sau nâng mũi, bạn nên sử dụng túi chườm đá để đặt nhẹ nhàng lên vùng mũi. Cách chườm đá sau nâng mũi này sẽ giúp cho mũi giảm sưng đỏ, hạn chế tình trạng xơ cứng sau nâng.
- Tại những vết mổ phẫu thuật nâng mũi, bạn cần phải vệ sinh bằng cách cho một lượng vừa đủ nước muối sinh lý vào bông y tế, sau đó lau nhẹ nhàng vết thương, những vùng da lân cận để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không sờ, chạm, nắn bóp mũi hay tác động đến mũi.
- Hạn chế tối đa hoạt động cúi đầu sau nâng mũi.
- Không vận động mạnh, hay tham gia các hoạt động thể chất như chạy nhảy, tập gym, yoga, boxing, múa,…
- Khi ngủ nên nằm ngửa, không nên nằm nghiêng, hay nằm sấp để tránh tạo áp lực cho mũi khi ngủ, đồng thời giúp mũi ổn định nhanh.
- Nên bổ sung một số thực phẩm nên ăn sau nâng mũi như thịt heo, các loại rau củ, trái cây mọng nước, uống nước nhiều, thực phẩm chứa nhiều Vitamin C…. để vết thương nhanh lành và hồi phục, lên phom đẹp. Đặc biệt, nên kiêng các thực phẩm làm vết thương lâu lành, dễ mưng mủ, gây ngứa, gây sẹo,…như thịt bò, gà, vịt, chất kích thích, hải sản, đồ nếp, rau muống, nước tương, trứng.
- Cuối cùng hãy tuân thủ theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, cắt chỉ và tháo nẹp đúng hẹn.
Sau khi nâng mũi không nên bóp, nắn, mũi
Một số thắc mắc khác sau khi nâng mũi các nàng nên biết
Ngoài nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm, nhiều người còn thắc mắc rất nhiều vấn đề sau nâng mũi. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất sau nâng mũi, chắc chắn sẽ bổ ích dành cho bạn.
Nâng mũi bao lâu thì gom lại?
Mũi gom lại, hay gộp lại là một thuật ngữ sau nâng mũi, ý nói giai đoạn mũi không còn sưng đỏ, tím bầm, dần dần hồi phục, trở lại bình thường và bắt đầu lên phom dáng chuẩn. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì gom lại sẽ không có câu trả lời chuẩn xác, bởi thời điểm mũi gom lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp nâng mũi, cơ địa, tay nghề của bác sĩ,…Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích theo từng phương pháp nâng mũi thì các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, khoảng thời gian mũi gom lại như sau:
Nâng mũi bọc sụn: thời gian gom, gọn lại, cao và chuẩn dáng mũi L-line có thể sẽ mất khoảng 1-2 tháng.
Nâng mũi bán cấu trúc và cấu trúc : Đây là phương pháp phẫu thuật nâng mũi khá phức tạp bởi nó can thiệp đến cấu trúc mũi. Do đó, thời gian mũi gom lại, ổn định trở lại có thể sẽ mất 1-3 tháng.
Mỗi phương pháp nâng mũi, thời gian mũi gom lại sẽ khác nhau
Nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu?
Theo như nội dung, lưu ý sau nâng mũi thì sau khi nâng mũi bạn nên hạn chế cúi đầu để tránh mũi bị áp lực dẫn đến dịch mũi chảy nhiều hơn, xê dịch sụn, chảy máu, ảnh hưởng đến dáng mũi…Sau khi mũi đã ổn định, hồi phục, vết thương lành hẳn, sụn mũi đã thích nghi thì có thể cúi đầu bình thường, nhưng chỉ cúi nhẹ nhàng, không nên cúi quá mạnh.
Dựa vào các giai đoạn hồi phục sau nâng mũi thì khoảng thời gian mũi có biểu hiện hồi phục, bình thường trở lại là 7-10 ngày. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu là sau 7-10 ngày.
Sau khi nâng mũi nên hạn chế cúi đầu do đó bạn nên tạm ngưng tập yoga
Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng?
Tương tự như nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm? Nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu thì thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng cũng được rất nhiều người quan tâm, bởi tư thế nằm nghiêng được rất nhiều người thích. Theo các bác sĩ thẩm mỹ giải đáp thì sau khi nâng mũi nên hạn chế nằm nghiêng để tránh lệch sụn sống mũi, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mô xương của mũi.
Khoảng thời gian hạn chế nằm nghiêng là cho đến khi mũi hồi phục, đầu mũi mềm, các mô mềm đã bao kín sụn nâng mũi và lên phom dáng chuẩn. Do đó, đối chiếu vào các giai đoạn mũi hồi phục sau nâng thì thời điểm bạn có thể nằm nghiêng là sau nâng mũi khoảng 3-4 tuần.
Sau khi nâng mũi không nên nằm nghiêng trong khoảng 3-4 tuần
Dựa vào những thông tin bài viết xoay quanh chủ đề “Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?, có thể thấy thời điểm sau nâng mũi quyết định rất quan trọng kết quả nâng mũi. Do đó, hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết được câu trả lời đang thắc mắc, đồng thời lượm lặt cho mình những thông tin bổ ích sau nâng mũi nên biết.