Niềng răng mắc cài sứ

Ngày đăng: 22/11/2021 01:27 PM

    1. Niềng răng mắc cài sừ là gì?

     

    Niềng răng mắc cài sứ giống với phương pháp niềng răng truyền thống ở chỗ, sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Nhưng khác là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao.

    Niềng răng mắc cài sứ phù hợp cho những người cần một phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Những người lo sợ sẽ bị “xấu đi” trong mắt người khác khi đeo mắc cài niềng răng.

    Các phương pháp chỉnh răng hiện đại như sử dụng khay niềng, khắc phục nhược điểm lớn nhất của niềng răng mắc cài truyền thống đó là tính thẩm mỹ.

     

    2. Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ

     

    • Lực tác dụng lên răng ổn định, độ thẩm mỹ cao, thời gian trên lâm sàng ít hơn, số lần tái khám ít hơn và thời gian nắn chỉnh rút ngắn hơn.
    • Với các mắc cài được làm từ sứ sẽ giúp khách hàng tự tin hơn so với việc dùng mắc cài kim loại.
    • Lúc trước, khi kỹ thuật chế tạo mắc cài sứ chưa được cải thiện thì tình trạng vỡ và bung sút mắc cài dễ xảy ra. Nhưng hiện nay tình trạng đó không còn diễn ra nữa, do các mắc cài sứ đã được cải tiến, cứng và bền chắc gấp nhiều lần.
    • Mắc cài sứ được cấu tạo từ sứ nguyên chất không gây kích ứng cho cơ thể. Bên cạnh đó, mắc cài sứ có cấu tạo ít gờ cạnh nên không gây vướng víu, không gây đau môi và nướu.

     

    3. Niềng răng mắc cài sứ có đau không?

     

    Khi tác động đến răng chúng ta đều có cảm giác ê buốt hay đau đớn. Nguyên nhân do răng là bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể và là nơi các dây thần kinh liên kết với nhau khá chặt chẽ. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ có đặc điểm là các mắc cài sứ tự buộc có cấu tạo nắp trượt tự đóng nên khả năng cố định dây cung trong rãnh mắc cài được đảm bảo, không để dây cung tạo nên lực ma sát lớn với răng. Chính vì vậy, khi niềng răng thẩm mỹ bằng mắc cài sứ, bạn sẽ không thấy đau ê răng như một số loại mắc cài khác.

     

    4. Niềng răng cho trường hợp răng gặp khuyết điểm

     

    • Trường hợp răng hô vẩu.
    • Trường hợp răng móm.
    • Trường hợp răng thưa.
    • Trường hợp răng mọc lộn xộn, chen chúc nhau.
    Zalo
    Hotline