Tiền mê là gì? Có nguy hiểm không? Bao lâu thì tỉnh hoàn toàn?

Ngày đăng: 19/06/2023 12:17 PM

    Tiền mê là gì?

    Trong các ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiền mê với mục đích làm mất ý thức tạm thời. Đây là phương pháp được sử dụng trước khi đưa vào gây mê, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng cần sử dụng thuốc tiền mê. Bác sĩ sẽ thăm khám và tùy vào từng trường hợp trạng thái của bệnh nhân mà lựa chọn thuốc cho phù hợp.

     

    Tiền mê có tác dụng như một loại thuốc an thần, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng làm tăng tác dụng của thuốc gây mê, giúp quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ hơn. 

     

    Thuốc tiền mê là gì? | Vinmec

    Tiền mê có tác dụng như một loại thuốc an thần, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và tăng tác dụng của thuốc gây mê

     

    Mục đích của tiền mê là gì?

    Ngoài gây mê thì tiền mê cũng rất cần được sử dụng trước khi ca phẫu thuật diễn ra. Thuốc tiền mê sẽ được bác sĩ chỉ định trong một vài trường hợp đặc biệt nhằm:

    • Giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo lắng vì trong thuốc chứa chủ yếu là các thành phần có tác dụng an thần như midazolam, diazepam và lorazepam.
    • Hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các phản xạ có hại của cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật.
    • Giảm tiết dịch tại hệ hô hấp, cổ họng, miệng nhằm ngăn chặn tình trạng hít phải dịch vào đường hô hấp.
    • Hạn chế thể tích và tình trạng tiết dịch ở dạ dày để không xảy ra rủi ro dịch trào ngược lên cổ họng và đường hô hấp.
    • Chống tình trạng nôn ói trong quá trình diễn ra ca phẫu thuật.
    • Giúp làm tăng hiệu quả của thuốc gây mê.
    • Hỗ trợ giúp nhịp tim và huyết áp luôn trong trạng thái ổn định.

     

    Tiền mê là gì? Tiền mê có nguy hiểm không? - Bệnh viện đa khoa Hà Nội

    Tiền mê là phương pháp giúp ổn định tinh thần cũng như hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ

     

    Những yếu tố cần xem xét trước khi tiền mê

    Việc sử dụng tiền mê không phải muốn áp dụng cho ai cũng được. Các bác sĩ thường phải kiểm tra, xem xét một số yếu tố trước rồi mới quyết định có thể sử dụng tiền mê hay không. Cụ thể đó là những yếu tố sau: 

    • Tình trạng của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết,… của bệnh nhân.
    • Khoảng thời gian từ lúc dùng bữa gần nhất của bệnh nhân tới lúc sử dụng tiền mê.
    • Đánh giá mức độ lo lắng, căng thẳng thần kinh của bệnh nhân.
    • Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân và người nhà.
    • Phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, chiều cao của bệnh nhân.
    • Lưu ý nếu bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như suy tim, suy hô hấp, suy thận,… thì không được áp dụng tiền mê trước khi nội soi.

     

    Gây mê, tiền mê: Những điều cần biết | Vinmec

    Trước khi sử dụng tiền mê, bệnh nhân cần được thăm khám để lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp

     

    Tiền mê có gây hại cho sức khỏe không?

    Nhiều người vẫn luôn thắc mắc về tác hại của tiền mê là gì. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc tiền mê cho bệnh nhân, bác sĩ đã thực hiện thăm khám và điều chỉnh liều lượng phù hợp nên hầu hết sẽ không gây hại cho sức khỏe. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể xảy ra các vấn đề như:

    • Người bệnh có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn, luôn hoang mang, sợ hãi, stress, căng thẳng,…
    • Hệ hô hấp xảy ra một số vấn đề như: rối loạn nhịp thở, ngừng thở, tắc do đờm,…
    • Xuất hiện các vấn đề về thị lực, trí nhớ, tay chân run rẩy, ngất xỉu,…
    • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị táo bón, khô miệng, khó đi tiểu,…

     

    Khám tiền mê để làm gì? Có nguy hiểm không? | Medlatec

    Thông thường, tiền mê sẽ không gây hại tới sức khỏe

     

    Các loại thuốc được sử dụng trong tiền mê

    Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng các loại thuốc tiền mê khác nhau. Hiện nay, các bệnh viện cho phép sử dụng bốn nhóm thuốc tiền mê bao gồm:

     

    Thuốc giảm đau trung ương

    Đây là nhóm thuốc được sử dụng với mục đích chính là giảm đau. Loại thuốc này tác dụng trực tiếp vào các dây thần kinh để mang lại hiệu quả giảm đau mạnh, giúp an thần và dễ ngủ. Thành phần điều chế loại thuốc này thường là dẫn xuất hoặc chất bán tổng hợp của opioid. Hiện nay, nhóm thuốc này gồm ba loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:

    • Morphin: Đây là loại thuốc có hiệu quả giảm đau cực mạnh, thường được áp dụng trong các cơn đau do chấn thương, bệnh lý như ung thư, đau tim,…
    • Fentanyl: Loại thuốc này có mức độ giảm đau nhẹ hơn so với Morphin và thường được đưa vào sử dụng trong các ca tiểu phẫu ở người bệnh ngoại trú.
    • Pethidin: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh nhưng chỉ duy trì được trong khoảng thời gian ngắn. Vậy nên pethidin được sử dụng trong các ca phẫu thuật ngắn.

     

    Thuốc mê và cơ chế tác dụng cần lưu ý | Medlatec

    Thuốc giảm đau trung ương có tác dụng giảm đau mạnh nhất

     

    Thuốc kháng histamin tổng hợp

    Đây là loại thuốc tiền mê được đưa vào sử dụng từ lâu. Tác dụng chính của thuốc kháng histamin tổng hợp đó là gây tình trạng buồn ngủ trong thời gian ngắn. Loại thuốc này khá an toàn nên được sử dụng trong các trường hợp bệnh bên có tiền sử bị các bệnh về dạ dày như viêm loét, trào ngược,… Tại các bệnh viện sẽ cung cấp hai loại thuốc kháng histamin là:

    • Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này gồm hai loại là thuốc thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Sản phẩm thế hệ một nổi bật với một số loại thuốc như promethazin, clorpheniramin,… Những cái tên như loratadin, cetirizin,… là thuốc thuộc thế hệ thứ hai.
    • Thuốc kháng histamin H2: Nhóm thuốc này gồm các loại điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin,…

     

    Thuốc an thần

    Nhóm thuốc an thần được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân không giữ được bình tĩnh. Nhóm thuốc này có tác dụng gây buồn ngủ, giảm kích động, căng thẳng và ức chế hoạt động của dây thần kinh trung ương. Các loại thuốc an thần được sử dụng làm thuốc tiền mê như nhóm thuốc Benzodiazepine, nhóm thuốc Phenothiazine và nhóm thuốc Barbiturat.

     

    Thuốc giảm tiết

    Mục đích của việc sử dụng nhóm thuốc giảm tiết là để hạn chế bài tiết nước bọt và phế quản. Đồng thời loại thuốc này cũng giảm tiết dịch dạ dày để tránh trào ngược lên cổ họng và đường hô hấp, ngăn ngừa rủi ro xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Thuốc giảm tiết được sử dụng trong giai đoạn tiền mê là atropin. 

     

    Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc phù hợp. Thông thường, đối với một người trưởng thành sẽ sử dụng 0.2-1 mg và được tiêm vào cơ thể trước khi gây mê từ 30-60 phút.

     

    Những điều cần biết trước khi tiền mê là gì?

    Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, bệnh nhân và người thân cần chú ý thêm một số vấn đề thói quen sinh hoạt trước khi tiền mê để đạt được hiệu quả được tốt nhất. Một số điều cần lưu ý thực hiện như:

    • Tuyệt đối không nạp thức ăn vào cơ thể trong suốt 8 giờ trước phẫu thuật.
    • Trong khoảng thời gian dài trước khi mổ, bệnh nhân không được hút thuốc hay uống chất kích thích như rượu, bia,…
    • Ngừng sử dụng các thực thực phẩm bổ sung và thuốc chữa trị theo yêu cầu của bác sĩ.
    • Không dùng các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương trước khi phẫu thuật ít nhất 24 giờ.
    • Cố gắng giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh và thoải mái. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để trấn an hơn.

     

    No smoking, please | Dental Economics

    Cần thực hiện đúng những lưu ý trên để ca phẫu thuật diễn ra thành công nhất

     

    Tiền mê có được áp dụng trong nâng mũi thẩm mỹ không?

    Tiền mê khi nâng mũi là phương pháp giảm đau hiệu quả, giúp ức chế các dây thần kinh trung ương khi ấy bạn sẽ có một giấc ngủ ngắn hạn, tuy nhiên vẫn cảm nhận được môi trường xung quanh và ý thức với các sự việc đang diễn ra. Có thể nói rằng đây là một trong những liệu pháp hữu hiệu giúp giảm chứng lo sợ khi phẫu thuật sửa mũi hiện nay.

     

    Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc về tiền mê là gì và những thông tin quan trong liên quan. Mong rằng những kiến thức trên đây đã giải đáp được thắc mắc cho bạn. Tiền mê là phương pháp có thể mang lại rủi ro, vậy nên bạn hãy lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám và thực hiện.

    Zalo
    Hotline