Bầu tiêm filler được không? Tiêm filler trước khi mang thai có được không?

Ngày đăng: 25/04/2023 09:45 AM

    Bầu tiêm filler được không?

    Công dụng chính của filler là làm đầy những khu vực hóp, trũng nên được sử dụng để bơm mông giúp bạn có vòng 3 căng tròn và quyến rũ. Loại chất này còn được tiêm trên nhiều bộ phận cơ thể khác như má, cằm, mũi, ngực,… Đây là phương pháp làm đẹp có độ an toàn cao nếu bạn thực hiện tại các cơ sở làm đẹp uy tín và dùng filler chất lượng.

     

    Tiêm filler có độ an toàn cao nếu thực hiện tại các cơ sở làm đẹp uy tín

    Tiêm filler có độ an toàn cao nếu thực hiện tại các cơ sở làm đẹp uy tín

     

    Phụ nữ đang mang thai được chỉ định không được thực hiện bất kỳ phương pháp làm đẹp xâm lấn nào, trong đó có tiêm filler. Nguyên nhân là vì tới thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ báo cáo rõ ràng nào về hợp chất filler an toàn tuyệt đối cho thai phụ nên tỷ lệ rủi ro xảy ra biến chứng là cực kỳ cao.

     

    Mặt khác, trong quá trình tiêm filler, bác sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ lidocaine để gây tê. Loại chất này được khuyến cáo hạn chế tối đa sử dụng cho sản phụ nếu không thực sự cần thiết. Bởi vậy, phương pháp làm đẹp bằng tiêm hoạt chất làm đầy không hề phù hợp với phụ nữ đang có thai.

     

    Tiêm filler trước khi mang thai có được không?

    Phương pháp làm đẹp bằng tiêm filler được xếp vào danh mục thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu. Chất làm đầy này đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận đạt chuẩn nên rủi ro tương đối thấp với người sử dụng. Do vậy, bạn có thể tiêm filler trước khi mang thai nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

     

    Trước khi mang bầu có thể tiêm filler nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện

    Trước khi mang bầu có thể tiêm filler nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện

     

    Dùng các biện pháp kiểm tra để xác định có mang bầu không

    Trước khi thực hiện tiêm filler, bạn cần dùng các biện pháp thử thai để đảm bảo rằng mình chưa mang bầu. Tốt nhất là nên đi siêu âm và làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng bản thân đủ tiêu chuẩn để thực hiện làm đẹp.

     

    Trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm filler

    Nếu bạn có kế hoạch sinh em bé thì cần trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm và mang bầu. Vì trong filler chứa axit Hyaluronic nên khi vào cơ thể có thể duy trì được trong khoảng thời gian từ 6 tháng 24 tháng (tùy cơ địa từng người).

     

    Cần trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm và mang bầu

    Cần trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm và mang bầu

     

    Mặc dù vậy, khi cơ thể phụ nữ mang thai sẽ  xảy ra rối loạn nội tiết tố khiến quá trình đào thải filler nhanh hơn. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn cần thực hiện một số phẫu thuật để hút và loại bỏ hết lượng chất làm đầy đang còn tồn dư trong cơ thể.

     

    Vì lý do này, các bác sĩ sẽ khuyên phụ nữ không nên có con trong thời gian tối thiểu là 2 – 3 tháng sau khi tiêm filler. Khoảng thời gian này có thể tăng lên tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cách an toàn nhất là bạn nên tái khám định kỳ để biết được thời điểm phù hợp nhất để mang thai sau khi thực hiện thủ thuật làm đẹp bằng tiêm filler.

     

    Không tiêm filler trên diện rộng

    Bạn không nên chỉ quan tâm bầu tiêm filler được không, mà cần biết thêm rằng chất làm đầy này cần ít nhất 2 hoặc 3 tháng để có thể thích ứng với cơ thể. Nếu diện tích cần tiêm rộng thì lượng filler đưa vào cơ thể sẽ nhiều hơn. Điều này khiến thời gian để filler thích ứng với cơ thể tăng lên. Chính vì thế, nếu bạn dự định có con sau khi tiêm filler thì chỉ nên thực hiện tiêm trên những khu vực có diện tích nhỏ như mũi, má, cằm, môi,…

     

    Không nên tiêm filler trên khu vực rộng trước mang thai

    Không nên tiêm filler trên khu vực rộng trước mang thai

     

    Bạn đặc biệt lưu ý không thực hiện tiêm filler ở ngực nếu vẫn muốn sinh con. Vì một số thành phần hóa học trong chất làm đầy này sẽ ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ và gây tác động không tốt cho trẻ nhỏ.

     

    Chọn filler đã được FDA cấp chứng nhận an toàn cho sức khỏe

    Để đảm bảo an toàn và phục hồi nhanh chóng sau khi tiêm filler, bạn cần lựa chọn các sản phẩm chất lượng và đã được FDA cấp giấy phép lưu hành như Restylane, Radiesse và Juvederm.

     

    Filler của Juvederm

    Filler của Juvederm đã được FDA chứng nhận đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe

     

    Mức giá của những loại chất làm đầy này không hề rẻ, giao động từ 2.5 đến 5.5 triệu đồng/ml. Nhưng đổi lại, việc làm đẹp của bạn sẽ thành công như mong đợi và không để lại di chứng đáng tiếc cho cơ thể.

     

    Những câu hỏi liên quan tới tiêm filler cho phụ nữ

    Bên cạnh thắc mắc bầu tiêm filler được không, nhiều chị em còn gửi một số câu hỏi liên quan về chủ đề này cho Thẩm mỹ viện Adona. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến sau:

     

    Tiêm filler xong mới phát hiện mình mang thai thì xử lý thế nào?

    Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ rất khó xác định chính xác bản thân đã mang bầu chưa nếu chỉ sử dụng phương pháp thử thai tại nhà. Chính vì vậy, một số người đã thực hiện tiêm filler khi đã có thai. Vậy trong trường hợp này bạn cần xử lý thế nào?

     

    Sau tiêm filler mà phát hiện có thai cần làm gì?

    Sau tiêm filler mà phát hiện có thai cần làm gì?

     

    Việc bạn cần làm đầu tiên là tới ngay bệnh viện để khám và nhận trị liệu từ bác sĩ. Đối với những trường hợp mới tiêm filler và dùng hàng thật thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc làm tan filler. Còn với những trường hợp đã tiêm được vài tháng và xảy ra một số biến chứng thì sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để hút và nạo hết phần filler trong cơ thể.

     

    Chất làm đầy filler có ảnh hưởng tới thai nhi không?

    Một số báo cáo khoa học công bố rằng, filler có cấu tạo từ axit gốc nước nên có khả năng làm đầy, xóa nhăn và giúp trẻ hóa da. Đối với những sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ kiểm chứng thì độ an toàn cho cơ thể rất cao. Mặc dù vậy, chưa có báo cáo chính thức nào về việc filler an toàn cho sức khỏe thai nhi.

     

    Một số chất hóa học trong filler có thể tác động không tốt tới em bé

    Một số chất hóa học trong filler có thể tác động không tốt tới em bé

     

    Mặt khác, một số chất hóa học trong sản phẩm làm đẹp này có thể tác động không tốt tới em bé trong bụng mẹ dẫn tới biến chứng bào thai. Vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiêm filler. Còn những người đang có dự định có con thì cần tới khám tại bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra xem có đạt đủ tiêu chuẩn để mang thai hay không.

     

    Đang cho con bú có thể tiêm filler ở ngực được không?

    Ngoài câu hỏi bầu tiêm filler được không, nhiều chị em còn thắc mắc rằng bầu cho con bú tiêm filler ở ngực được không. Câu trả lời là không. Mặc dù chất làm đầy filler khiến da căng bóng, mềm mại và hồng hào hơn nên giúp phụ nữ thêm tự tin sau khi sinh, nhưng loại chất này sẽ làm giảm chất lượng sữa mẹ.

     

    Không nên tiêm filler ở ngực khi đang cho con bú

    Không nên tiêm filler ở ngực khi đang cho con bú

     

    Khi em bé bú mẹ sẽ hấp thụ trực tiếp những chất không tốt này vào cơ thể gây ra những rối loạn và một số chứng bệnh nguy hiểm. Do vậy, nếu đang cho con bú thì bạn tuyệt đối không tiêm filler vào ngực.

     

    Hy vọng bài viết bầu tiêm filler được không sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc của bản thân. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bạn không nên tiêm filler lúc mang thai và cho con bú. Sau khi bé đã lớn thì bạn có thể tiêm filler tại các cơ sở làm đẹp uy tín như Thẩm mỹ viện Adona. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của chúng tôi theo số 1900 886 678.

    Zalo
    Hotline