I. NGUYÊN NHÂN GÂY MŨI HỎNG SAU NÂNG
Là tiểu phẫu khá đơn giản nhưng nâng mũi lại mang đến sự “thăng hạng nhan sắc” ấn tượng. Bởi mũi nằm ở vị trí tâm điểm trên gương mặt quyết định đến hơn 80% sắc diện của con người.
Tuy nhiên trong phẫu thuật thẩm mỹ luôn có một tỉ lệ rủi ro nhất định (ngưỡng cho phép 5 – 10%). Vì vậy nâng mũi ở địa chỉ càng uy tín thì càng giảm thiểu những sai số, đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ.
Mũi hỏng sau phẫu thuật đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ phía bác sĩ lẫn khách hàng hay yếu tố môi trường…
- Tay nghề bác sĩ: Trong phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ càng giàu kinh nghiệm, giỏi tay nghề thì tỉ lệ phẫu thuật thành công cao và giảm thiểu tối đa những rủi ro. Bác sĩ non kém tay nghề khó mang lại kết quả thẩm mỹ cao cũng như sự an toàn cho khách hàng.
- Yếu tố trang thiết bị, môi trường phẫu thuật: Môi trường phẫu thuật, dụng cụ y khoa không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi sau nâng.
- Chăm sóc hậu phẫu: Sau nâng mũi, chế độ chăm sóc vết thương, ăn uống, nghỉ ngơi, vận động…cần phải được thực hiện đúng cách để đảm bảo một dáng mũi đẹp và bền vững. Tuy vậy khâu chăm sóc hậu phẫu hiện nay vẫn chưa được nhiều cơ sở thẩm mỹ và khách hàng thực sự chú trọng.
- Dị ứng với chất liệu: Chất liệu sử dụng trong nâng mũi không tương thích dẫn đến phản ứng đào thải của cơ thể khiến mũi bị sưng viêm, lâu dài có thể gây nhiễm trùng – hoại tử mũi…
- Áp dụng phương pháp nâng mũi không phù hợp: Không phải phương pháp chỉnh sửa mũi nào cũng giống nhau và mang lại kết quả như nhau. Mỗi phương pháp nâng sẽ thích hợp với tình trạng mũi, cơ địa…cụ thể.
II. NĂM TRƯỜNG HỢP MŨI HỎNG SAU NÂNG ĐIỂN HÌNH
Đi nâng mũi vốn là để sở hữu dáng mũi mới cao, đẹp hơn và khắc phục những khuyết điểm cũ. Vì vậy chuyện mũi hỏng sau phẫu thuật là điều mà không bất cứ ai mong muốn.
Mũi hỏng sau nâng có rất nhiều tình trạng khác nhau. Sau đây là 6 trường hợp mũi hỏng điển hình thường gặp.
1. Mũi lộ sóng – bóng đỏ
Mũi lộ sóng – bóng đỏ dễ gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi. Khi da mũi mỏng mà sóng mũi được đặt quá cao hoặc quá dài, cộng thêm chất liệu sụn quá cứng sẽ gây áp lực lên da khiến da mỏng dần theo thời gian và xuất hiện tình trạng lộ sóng, căng tức và bóng đỏ đầu mũi.
2. Mũi lệch vẹo
Đây là tình trạng khá phổ biến sau nâng mũi. Khi nhìn trực diện có thể thấy rõ sóng mũi (hoặc đầu mũi) bị nghiêng sang một bên làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt, về lâu dài có thể gây khó khăn cho hô hấp.
Nguyên nhân gây mũi lệch sau nâng có thể là do kỹ thuật bóc tách tạo khoang, kỹ thuật đặt sóng của bác sĩ hoặc bị va đập trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra cấu trúc nền xương của người nâng không cân xứng cũng là một nguyên nhân gây mũi lệch.
3. Mũi nhiễm trùng
Mũi nhiễm trùng là biến chứng nặng nhất sau nâng mũi với các dấu hiệu sớm hoặc muộn (nhiễm trùng sớm – nhiễm trùng muộn). Nguyên nhân nhiễm trùng sau nâng có thể là do tay nghề bác sĩ, môi trường phẫu thuật hoặc cách chăm sóc của khách hàng sau nâng mũi…
Các biểu hiện thường gặp ở mũi nhiễm trùng như mũi sưng đỏ và đau nhức trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm, mũi chảy dịch có mùi hôi tanh… Nếu có những dấu hiệu này nên đi tái khám sớm để có phương án xử lý sớm nhất.
4. Mũi ngắn hếch
Mũi người Việt vốn khá thấp và ngắn. Do đó hầu hết mọi người đều có mong muốn kéo dài đầu mũi kín và thon gọn hơn.
Nhưng khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi sau một thời gian các mô xơ co rút sẽ khiến đầu mũi bị đẩy lên cao và ngắn hơn. Đặc biệt, mũi nhiễm trùng sau nâng cũng rất dễ bị ro rút ngắn hếch và biến dạng đầu mũi.
Tay nghề bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân khiến mũi không đạt được độ dài như ý.
5. Không phù hợp với mong muốn người nâng
Một số trường hợp sau khi nâng mũi mà không phù hợp với mong muốn khách hàng (về dáng mũi, về độ cao, độ dài…) cũng được xếp vào tình trạng mũi hỏng sau phẫu thuật.
Hoặc sau một thời gian bản thân người nâng cảm thấy không hài lòng với dáng mũi cũ. Trong khi đó các xu hướng nâng mũi mới nổi lên khiến mọi người thay đổi, sở hữu dáng mũi mới đúng “mode” hơn.
Với trường hợp này, khách hàng và bác sĩ nên đối thoại với nhau nhiều hơn để cùng tạo ra một dáng mũi ưng ý nhất, phù hợp nhất.
Để sở hữu dáng mũi “đẹp bền vững”mọi người nên lưu ý lựa chọn một địa chỉ uy tín đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, quy trình nâng mũi chuẩn Y khoa và chăm sóc hậu phẫu hiệu quả.
Khi thấy mũi có những dấu hiệu bất thường nên tái khám ngay để có ngay phương án xử lý phù hợp.
III. SỬA MŨI HỎNG SAU PHẪU THUẬT NHƯ THẾ NÀO?
Mũi hỏng sau nâng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt mà còn tác động đến tâm lý của khách hàng.
Không ai muốn phải “sống chung” với mũi hỏng, nên tái phẫu thuật để chỉnh sửa các khuyết điểm của biến chứng là cách tốt nhất giúp khách hàng sở hữu dáng mũi mới hài hòa hơn, tự tin hơn.
Sửa mũi hỏng sau nâng có đẹp như mũi thường?
Có rất nhiều khách hàng kì vọng vào việc sửa mũi hỏng sau phẫu thuật đẹp như mũi nâng mới. Thực tế thì kết quả sửa mũi hỏng chỉ ở mức “cải thiện”.
Tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà mức độ cải thiện khuyết điểm sẽ khác nhau, có thể là 90%, 80% hoặc chỉ 60%…
Với các trường hợp mũi biến chứng nhẹ như lệch sóng, lộ sóng…dáng mũi sau phẫu thuật có thể đẹp gần như mũi mới. Tuy nhiên với mũi hỏng nặng như nhiễm trùng co rút ngắn hếch…mức độ cải thiện sẽ chỉ đạt khoảng 80 – 90%.
Ngoài ra kết quả sửa mũi hỏng còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của từng bác sĩ.
Tâm lý của khách hàng ai cũng muốn có một dáng mũi hoàn hảo. Tuy nhiên đối với tái phẫu thuật mũi hỏng khách hàng nên tư vấn thật kĩ với bác sĩ cũng như chuẩn bị tâm lý thật tốt.
Phương pháp chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng
Sửa mũi hỏng có nghĩa là tái lập lại dáng mũi mới, khắc phục các khuyết điểm của mũi bằng các phương pháp phù hợp.
Kỹ thuật sửa mũi hỏng sau phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Do đó, tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sửa mũi hỏng khác nhau. Tuy nhiên tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp phù hợp.
- Sửa mũi hỏng bằng phương pháp nâng mũi nhân tạo: Phương pháp này có thể khắc phục được tình trạng sóng mũi thấp, lệch khá hiệu quả. Đồng thời tạo dáng mũi Sline thanh tú. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không thể khắc phục triệt để được những khuyết điểm của mũi như ngắn hếch…
- Sửa mũi hỏng bằng phương pháp bọc sụn tự thân đầu mũi: Phương pháp này sử dụng sụn nhân tạo chỉnh hình sóng mũi, kết hợp sụn tai để gia cố thêm phần da đầu mũi giúp chỉnh sửa khá hiệu quả tình trạng mũi lộ sóng, bóng đỏ hoặc lệch…
- Sửa mũi hỏng bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc: Những biến chứng về nâng mũi như nhiễm trùng, mũi ngắn hếch, lệch vẹo…có thể chỉnh sửa được một cách khá hiệu quả với phương pháp nâng mũi cấu trúc nhờ kĩ thuật dựng trụ mũi vững chắc và tái lập cấu trúc mũi.
Trong các phương pháp sửa mũi hỏng, nâng mũi bằng sụn nhân tạo và bọc sụn tự thân không đem đến hiệu quả ưu trội như nâng mũi cấu trúc. Hai phương pháp này hạn chế về khả năng kéo dài đầu mũi, thay đổi hình dạng mũi cũng như hạn chế đối tượng sử dụng.
Với các kĩ thuật tiến bộ nâng mũi cấu trúc trở thành một xu hướng nổi bật trong thời gian gần đây. Can thiệp dựng trụ vững chắc kết hợp với kĩ thuật tái cấu trúc đầu mũi phương pháp cấu trúc có thể chỉnh sửa được nhiều khuyết điểm của mũi. Đồng thời tạo dựng được dáng mũi yêu thích với độ bền cao. Nâng mũi cấu trúc được xem là giải pháp hoàn hảo cho mũi hỏng sau nâng hiện nay.
Tỉ lệ lựa chọn " phương pháp sửa mũi hỏng"
Giá sửa mũi hỏng sau nâng như thế nào?
Chi phí sửa mũi hỏng thường sẽ cao hơn so với chi phí nâng mũi lần đầu. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng mũi của khách hàng, phương pháp chỉnh sửa cũng như ở từng cơ sở khác nhau.
Là một kĩ thuật khó, phức tạp và đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao nên phẫu thuật sửa mũi hỏng phải được thực hiện bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi tay nghề. Do đó trước khi tái phẫu thuật bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kĩ càng.
Mũi hỏng sau nâng – không phải ai cũng giống nhau. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp sửa mũi hỏng sẽ phù hợp với từng đối tượng riêng và đem lại kết quả khác nhau. Vì vậy nên tư vấn và tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ để có phương án xử lý tốt nhất.
IV. SỬA MŨI HỎNG SAU PHẪU THUẬT TẠI ADONA
Sửa mũi hỏng sau phẫu thuật, khách hàng cũng chẳng mong gì hơn một dáng mũi mới hoàn thiện hơn, đẹp hơn và không còn khuyết điểm.
Với đội ngũ Y bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật nâng mũi tiến bộ cùng quy trình nâng mũi đối thoại độc quyền ADONAgiúp khắc phục những tình trạng mũi hỏng hiệu quả – an toàn, đem lại một dáng mũi mới, diện mạo mới cho khách hàng.
Quy trình sửa mũi hỏng tại ADONA
Hơn 70% trong tổng số ca nâng mũi tại ADONA là sửa mũi hỏng. Vì vậy chúng tôi rất am hiểu quy trình – kĩ thuật sửa mũi hỏng để đem lại kết quả tốt nhất, an toàn nhất cho khách hàng.
V. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬA MŨI HỎNG SAU PHẪU THUẬT
-
Khi đi nâng mũi thẩm mỹ, nên chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ tay nghề cao – giàu kinh nghiệm để sở hữu dáng mũi đẹp và tránh các rủi ro.
-
Nếu xuất hiện biểu hiện biến chứng sau nâng mũi nên liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám chính xác. Tránh để lâu dài gây biến chứng nặng nề và khó chỉnh sửa, khắc phục hậu quả.
-
Với mũi hỏng, tùy từng trường hợp mà thời gian làm lại mũi là khác nhau. Trường hợp mũi đã nâng trước đó mà không ưng ý hoặc bị lệch vẹo có thể làm lại được ngay. Đối với mũi bị viêm nhiễm tốt nhất nên chờ từ sau 3 – 6 tháng
-
Thời gian phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng có thể kéo dài từ 3 – 5 tiếng, do đó khách hàng nên chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để đảm bảo quá trình phẫu thuật thành công.
-
Sau phẫu thuật sửa mũi hỏng nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc hậu phẫu, bao gồm chăm sóc vết thương, đơn thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi, vận động…để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
-
Nên tái khám thường xuyên với bác sĩ để theo dõi sự phát triển ổn định của dáng mũi và có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có.
-
Kiêng ăn các thực phẩm làm chậm quá trình lành thương, tạo sẹo xấu, sưng viêm…như đồ nếp, hải sản, thịt bò, đồ chua…sau 1 tháng. Đặc biệt với các đồ uống chứa cồn như rượu bia hoặc các chất kích thích, nên kiêng tốt nhất sau 3 tháng.
-
Vết thương sửa mũi hỏng sẽ lâu lành hơn so với nâng mũi mới. Mũi cũng sẽ chậm ổn định và lên dáng hơn. Khách hàng nên “kiên nhẫn” chăm sóc kĩ để mũi nhanh ổn định và vào form ổn định.
Nâng mũi là một tiểu phẫu nhưng vẫn có một tỉ lệ rủi ro nhất định. Do đó trước khi quyết định đi nâng mũi các bạn nên trang bị thật kĩ các kiến thức để có những lựa chọn tốt nhất.